Ngoài kiến thức ở nhà trường, cha mẹ nên rèn cho trẻ những kỹ năng cơ bản để khi trưởng thành trẻ có thể quản lý cuộc sống của mình tốt hơn.
Dưới đây là 5 kỹ năng then chốt cha mẹ nên dạy cho trẻ vào từng độ tuổi và thời kì khác nhau và có thể rèn luyện cho con dần dần.
Làm vườn là hoạt động tuyệt vời để dạy cho trẻ em về nguồn gốc của lương thực, thực phẩm. Ảnh: Shutterstock.
Tự trồng cây để lấy lương thực
Cuộc sống hiện đại đem tới nhiều tiện nghi nhưng cũng khiến chúng ta bị xa rời nguồn thức ăn hơn bao giờ hết. Chỉ cần vào siêu thị là có thể mua đủ mọi lương thực thực phẩm. Không chỉ vậy, các nhà sản xuất thực phẩm chế biến sẵn đang tìm mọi cách để lôi kéo chúng ta, đặc biệt là trẻ em, chú ý tới các sản phẩm của họ.
Khi mọi thứ chúng ta ăn đều đến từ một nơi như siêu thị thì trẻ em sẽ không biết được nguồn gốc của các đồ ăn và cũng không hiểu được sự khác biệt giữa thực phẩm thô và thực phẩm chế biến sẵn. Vì vậy, làm vườn là hoạt động tuyệt vời để dạy cho trẻ em về nguồn gốc của lương thực, thực phẩm.
Nếu nhà bạn không có sân vườn rộng, bạn có thể tận dụng ban công làm nơi cho trẻ học làm vườn.
Chỉ nhờ một sự hỗ trợ nhỏ từ cha mẹ, trẻ em có thể tự ươm hạt trong nhà, chờ hạt nảy mầm và đưa cây ra ngoài trời, sau đó tưới nước cho cây hàng ngày.
Khi tự tay trồng cây, trẻ sẽ hiểu lương thực thực phẩm từ đất tới bàn ăn như thế nào. Ngoài ra trong bữa ăn đó, cha mẹ cũng có thể nói chuyện với con cái về thực phẩm sạch hay chế độ ăn lành mạnh.
Học nấu ăn
Nấu ăn là một kỹ năng mà trẻ hoàn toàn có thể rèn luyện trước khi bước vào đại học. Khi chúng ta cho trẻ tham gia vào quá trình nấu ăn, trẻ sẽ không chỉ học được một kỹ năng quan trọng mà còn tìm thấy niềm vui và sự sáng tạo.
Những trẻ còn nhỏ có thể không nấu được trọn vẹn một món ăn nhưng các em có thể tham gia giúp các công đoạn sơ chế đơn giản như rửa rau củ. Các em cũng có thể phụ giúp bố mẹ đong đếm lượng nguyên liệu để làm món ăn đó. Những trẻ em lớn có thể giúp hoàn thành nhiều công đoạn hơn nữa.
Điều quan trọng là, học nấu ăn, cũng giống như làm vườn, sẽ giúp các em ăn uống một cách có ý thức. Trong quá trình học nấu ăn, trẻ em sẽ tiếp xúc với thực phẩm thô và nguyên liệu tự nhiên. Khi đó, cha mẹ sẽ dễ dàng giải thích cho các em hiểu những đồ ăn chế biến sẵn có hại cho sức khỏe như thế nào.
Quản lý tiền bạc
Trong bối cảnh các khoản vay, thẻ tín dụng hay mua hàng trả góp "mời gọi" khắp nơi, chúng ta rất dễ rơi vào các khoản nợ bất tận. Vì vậy, giáo dục trẻ em về quản lý tiền bạc là rất quan trọng để chuẩn bị cho tương lai của các em.
Bạn có thể giải thích cho con về tài chính của gia đình hay giá cả các mặt hàng tại siêu thị. Khi trẻ em hiểu được rằng tiền của gia đình chỉ có giới hạn, các em sẽ học cách suy nghĩ kỹ trước khi quyết định chi tiêu cho một món đồ nào đó.
Nhiều gia đình dùng tiền thưởng để cho trẻ em có cơ hội có một khoản tiền riêng của mình. Với số tiền đó, trẻ sẽ có thể thực hành quản lí tài chính, tiết kiệm để mua món đồ yêu thích hoặc theo đuổi một kế hoạch nào đó.
Tuy nhiên, cha mẹ không nên thưởng tiền cho trẻ khi trẻ làm những công việc cá nhân như dọn dẹp phòng riêng hay giặt đồ.
Ngoài ra, không nên ngại ngần nói "Bố/mẹ xin lỗi nhưng bây giờ nhà mình không đủ khả năng để mua món đồ đó". Điều đó sẽ giúp trẻ hiểu sự hạn chế của ngân sách và sẽ thận trong hơn khi sử dụng thẻ tín dụng về sau này.
Nhìn chung, nếu có khả năng quản lý tài chính tốt thì trẻ sẽ có một tương lai vững vàng hơn.
Sắp xếp nơi ở gọn gàng
Sự bừa bộn có thể làm lãng phí rất nhiều thời gian để tìm đồ đạc khi cần. Do đó, kỹ năng sắp xếp đồ đạc là một trong những kỹ năng quan trọng đối với bất kì ai. Nếu chúng ta học kỹ năng này càng sớm thì càng dễ biến nó thành thói quen có ích cho cả cuộc đời.
Trong đời sống hàng ngày, tình trạng bừa bộn là điều khó tránh khỏi nhưng nếu có tư duy đúng và công cụ phù hợp, trẻ em sẽ có thể tự dọn dẹp phòng ngủ của mình mà không cảm thấy nặng nhọc hay căng thẳng. Từ việc lọc các đồ chơi bị hỏng hay không dùng nữa cho tới việc nhặt các bộ quần áo đã quá chật để đem từ thiện, trẻ em dù ở lứa tuổi nào cũng có thể học cách làm cho không gian sống của mình gọn gàng và thoải mái hơn.
Cha mẹ nên từ bỏ mong muốn con mình có thể làm vừa "đúng" lại vừa "nhanh" theo ý cha mẹ. Đôi lúc, các em cần phải làm nhiều lần mới có thể sắp xếp gọn gàng nơi ở của mình và có thể các em có cách sắp xếp không giống như cha mẹ. Điều cốt lõi là các em hiểu việc sắp xếp đồ vật quan trọng ra sao và tốt cho bản thân các em như thế nào.
Quản lý thời gian
Đây là kỹ năng mà nhiều người lớn phải vật lộn một phần là do chúng ta quá bận rộn với đời sống gia đình. Chúng ta phải hoàn thành một "núi việc" bao gồm học hành, công việc, nấu ăn, sửa chữa nhà cửa, tập thể dục thể thao, tham gia các bữa tiệc, vui chơi và việc nào cũng không thể bỏ được. Điều đó có thể khiến bất kì ai cũng cảm thấy "quay cuồng".
Do vậy, kỹ năng lên kế hoạch cần được rèn luyện bất kì khi nào có thể. kỹ năng đó sẽ giúp chúng ta hoàn thành các nhiệm vụ của mình một cách suôn sẻ đồng thời vẫn có thời gian để làm những điều có ý nghĩa cho bản thân.
Để dạy trẻ về kỹ năng lên kế hoạch, cha mẹ có thể tạo một chiếc bảng trắng trong nhà. Mỗi tháng, trẻ sẽ là người "giữ sổ lịch", viết ra các ngày trong tháng kèm theo sự kiện hay hoạt động dành cho những ngày đó. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ bám sát kế hoạch này.
Vào những tuần hoặc tháng bận rộn, các thành viên trong gia đình có thể chỉ định một kì "cuối tuần dành để xả hơi" kéo dài từ thứ bảy đến chủ nhật hay đề xuất một "buổi tối xem phim" theo đó cả nhà sẽ tụ họp và cùng nhau xem một bộ phim nào đó.
Khi cha mẹ cho trẻ tham gia vào các hoạt động như nấu ăn sao cho tiết kiệm thời gian nhất hay sử dụng thời gian rỗi như thế nào sẽ giúp trẻ sau này có kỹ năng quản lí thời gian một cách thông minh bất kể cuộc sống bận rộn ra sao.
Do chỉ về nhì La Liga mùa trước, Barca lọt xuống nhóm 2, có thể đụng Bayern Munich hoặc Liverpool ở vòng bảng Champions League 2020-2021.
*Bốc thăm Champions League: 22h thứ Năm 1/10, trên VnExpress.
Sau loạt trận play-off tối 30/9, Champions League xác định hai đội cuối cùng vào đến vòng bảng, là Krasnoda (Nga) và Midtjylland (Đan Mạch). Vị trí chia nhóm các đội để bốc thăm chia bảng cũng hoàn tất.
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Bayern
Barca
Dynamo Kiev
Lokomotiv Moscow
Sevilla
Atletico
Salzburg
Marseille
Real Madrid
Man City
Leipzig
Brugge
Liverpool
Man Utd
Inter
Gladbach
Juventus
Shakhtar
Olympiacos
Basaksehir
PSG
Dortmund
Lazio
Midtjylland
Zenit
Chelsea
Krasnoda
Rennes
Porto
Ajax
Atalanta
Ferencvaros
Nhóm hạt giống gồm nhà vô địch Champions League (Bayern Munich), vô địch Europa League (Sevilla) và vô địch Tây Ban Nha, Anh, Italy, Pháp, Nga và Bồ Đào Nha. Các đội còn lại được chia nhóm theo hệ số của UEFA.
32 đội sẽ chia làm tám bảng, mỗi bảng bốn đội thuộc bốn nhóm trên. Các đội cùng Liên đoàn sẽ không chung bảng.
Bayern (áo trắng) chia vui khi hạ Barca với tỷ số 8-2 ở trận tứ kết Champions League 2019-2020. Ảnh: Reuters
Barca có thể cùng bảng Bayern, Liverpool, Juventus, PSG, Zenit hoặc Porto. Nếu tái ngộ Bayern, Lionel Messi và đồng đội có cơ hội đòi lại món nợ thua 2-8 ở tứ kết mùa trước. Trong trường hợp xấu nhất, Barca có thể gặp Bayern, Inter và Marseille ở vòng bảng.
Vòng bảng Champions League bắt đầu ngày 20/10, kết thúc ngày 9/12. Các đội đấu vòng tròn hai lượt, sân nhà và sân khách. Hai đội đứng đầu mỗi bảng giành suất vào vòng 1/8.
Cũng trong lễ bốc thăm hôm nay 1/10, UEFA sẽ công bố 12 giải thưởng cá nhân cho màn thể hiện mùa trước. Hạng mục được quan tâm nhất là 'Cầu thủ hay nhất', với ba đề cử là Robert Lewandowski, Manuel Neuer và Kevin de Bruyne. Năm ngoái, trung vệ Virgil van Dijk được vinh danh.
Trùng sinh nhật 1/10, HLV Park Hang-seo có mặt tại Pleiku để chứng kiến trận quyết đấu giữa chủ nhà HAGL với TP HCM tại vòng 13 V-League 2020.
HLV Park nhận hoa chúc mừng sinh nhật khi xuống sân bay Pleiku. Ảnh: Đức Đồng.
*HAGL – TP HCM: 17h thứ Năm 1/10, trên VnExpress.
Đi cùng HLV Park lần này là trợ lý phụ trách thể lực Park Sung-gyun. Bên cạnh mục đích "xem giò" các cầu thủ để chuẩn bị cho đợt triệu tập đội tuyển quốc gia trong tháng 10, nhà cầm quân Hàn Quốc còn đến phố núi theo lời mời của bầu Đức.
Đây là lần thứ hai HLV Park trực tiếp dự khán trận đấu trên sân nhà của HAGL. Trận trước, đội bóng phố núi hòa Sài Gòn FC 1-1. Đây là kết quả tệ nhất của HAGL trên sân nhà mùa này, bởi bốn trận còn lại họ toàn thắng. HLV Park từng nói vui rằng một số cầu thủ HAGL, trong đó có Nguyễn Văn Toàn, đã "cấm" ông đến xem các trận đấu của họ vì đa phần kết quả không tốt.
Hôm nay, HAGL sẽ phải cố gắng phá "dớp". Bởi, chỉ có một chiến thắng mới đảm bảo cho họ một suất trong Top 8 cạnh tranh chức vô địch giai đoạn hai. Lúc này, HAGL đứng thứ bảy với 17 điểm, nhiều hơn từ một đến hai điểm so với ba đội đứng phía sau là Đà Nẵng, Hà Tĩnh và SLNA.
Được thi đấu trên sân nhà có giúp HAGL giành chiến thắng để chắc suất vào tốp các đội mạnh nhất. Ảnh: Đức Đồng.
Ở vòng 12, sau khi thua SLNA và đánh mất quyền tự quyết, bầu Đức đã lập tức luân chuyển chức vụ trên băng ghế chỉ đạo. Ông Lee Tae-hoon lùi về làm Giám đốc Kỹ thuật, nhường cho hai trợ lý Nguyễn Văn Đàn và Dương Minh Ninh vị trí HLV trưởng. Sự hoán chuyển này không có gì mới, bởi trước đó, ông Ninh từng dẫn dắt CLB hơn một mùa giải. Bầu Đức, có lẽ, mong "thay tướng - đổi vận" ở trận cầu quyết định lần này.
Đứng thứ ba với 20 điểm, TP HCM đã chắc chắn có mặt trong cuộc đua vô địch. Tuy nhiên, họ sẽ không có sự phục vụ của Văn Sơn, Đức Lương và Công Phượng. Bộ ba này đều thuộc biên chế của HAGL, và đang thi đấu cho TP HCM theo dạng cho mượn. Bên cạnh đó, trung vệ Hữu Tuấn chưa thể thi đấu vì chấn thương, còn ngoại binh Rodriguez sẽ nhường suất thi đấu cho đồng hương Jose Ortiz dù ghi bàn ở trận trước.
Đây là lần thứ hai HLV Chung Hae-soung trở lại phố núi - nơi ông từng gắn bó trên vài trò Giám đốc Kỹ thuật. Lần trước, nhà cầm quân Hàn Quốc đã ca khúc khải hoàn, bởi hơn ai hết ông quá hiểu các cầu thủ cũng như cách chơi của HAGL.
Các nền tảng công nghệ hỗ trợ kết nối thông tin trong lĩnh vực nhân đạo, tri thức, sức khỏe, giáo dục, văn hóa... thuộc Đề án Hệ tri thức Việt số hóa.
Sáng 1/10, các nền tảng công nghệ được ra mắt trong chương trình "Kết nối triệu trái tim" với sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo các bộ, ngành, doanh nghiệp cùng đại diện các đơn vị tham gia thực hiện Đề án. Chương trình nằm trong Đề án Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa được Thủ tướng phê duyệt từ 2017, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì.
Sau 3 năm thực hiện, các nền tảng đã đi vào hoạt động gồm: iNhandao, Bản đồ số Vmap. Các đề án cũng ra mắt gồm địa chỉ số Việt Nam và Bản đồ chung sống an toàn Covid, Nền tảng Giáo dục số; Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (giữa) và các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt các nền tảng công nghệ. Ảnh: Ngọc Thành.
Trong đó iNhandao cung cấp một môi trường số cho phép người dùng có thể làm các hoạt động từ thiện trên hệ thống, kết nối các nhà tài trợ, nhà làm nhân đạo và những người có hoàn cảnh khó khăn, cần được trợ giúp. Tại iNhandao, cộng đồng có thể cập nhật thông tin về địa chỉ cần được giúp đỡ, và các địa chỉ này sẽ được xác thực đảm bảo tính chính xác của thông tin.
Thông qua hệ thống iNhandao, các hoạt động tài trợ và ủng hộ từ thiện được đảm bảo đến tay đúng đối tượng, đúng nhu cầu, thuận tiện, trên tinh thần minh bạch, rõ ràng, tạo sự thay đổi lớn về cách làm, mức độ ảnh hưởng tới xã hội.
Tại chương trình, các đại biểu tham dự được trải nghiệm các kết nối trực tiếp tới những địa chỉ khó khăn tại Yên Bái, Phú Thọ, Trường PTCS dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội...
Lãnh đạo Chính phủ, các bộ thực hiện nghi thức nhấn nút ra mắt các nền tảng công nghệ. Ảnh: Ngọc Thành.
Với Bản đồ chung sống an toàn Covid: antoancovid.vn bao gồm các tiện ích trên nền tảng Bản đồ số Việt Nam (vmap.vn) để thể hiện thời gian thực về tình hình an toàn phòng chống dịch của các cơ sở đông người, trước mắt là trường học và cơ sở y tế. Các đơn vị này hàng ngày kiểm tra và cam kết đã hoàn thành các tác vụ (theo hướng dẫn của bộ y tế) về phòng chống dịch, đồng thời cho phép người dân phản hồi nếu phát hiện những điểm chưa đúng.
Bản đồ chống dịch được triển khai toàn diện sẽ hỗ trợ các cơ quan quản lý trong phòng chống Covid-19, đồng thời tạo sự yên tâm cho cộng đồng khi thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch...
Trong dịp này các nền tảng Giáo dục số; Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam... cũng được ra mắt, thu hút sự chung tay của cộng đồng để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện trên nền tảng Hệ tri thức Việt số hóa.
Nềntảng giáo dục số - iGiaoduc.vn được xây dựng tạo ra một nền tảng Kho học liệu số trực tuyến nhằm thu thập, lựa chọn, chia sẻ học liệu số dùng chung phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong các nhà trường; cung cấp nguồn học liệu số phong phú, tin cậy góp phần triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, đặc biệt phục vụ dạy học trực tuyến; đồng thời giúp nâng cao năng lực số cho giáo viên về biên soạn, xây dựng và sử dụng học liệu số có hiệu quả. Hệ thống cũng cho phép cộng đồng tham gia biên soạn, đóng góp học liệu số lên kho dùng chung.
Đề án Biên soạnBách khoa toàn thư Việt Nam – bktt.vn là bộ sách tổng hợp tri thức của Việt Nam và của thế giới, được biên soạn theo một hệ thống, nhằm cung cấp tri thức cho thế hệ hôm nay và truyền lại cho các thế hệ mai sau, giúp họ tiến nhanh hơn khi có sự kế thừa những gì cha ông để lại.
Hiện nay trúc vĩ mô của Bách khoa toàn thư Việt Nam đã được xác định với trên 60.000 mục từ. Cấu trúc vi mô của từng loại mục từ cũng đã được quy định chặt chẽ, theo các quy định của Đề án về nội dung và hình thức. Khoảng 3.000 nhà khoa học thuộc gần 70 ngành khoa học đang tham gia biên soạn.
Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Đình Toàn gửi lời xin lỗi người dân Quảng Bình về việc có mặt trong đoàn xe dừng đỗ sai quy định trên cầu Nhật Lệ 1.
Lời xin lỗi được thứ trưởng nói khi đang chủ trì hội nghị tập huấn và phổ biến Luật Kiến trúc tại Huế, ngày 30/9.
Ông cho hay ngày 29/9 làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, sau đó đi khảo sát lấy tư liệu và có một số việc liên quan dọc hai bên bờ sông Nhật Lệ. Hơn 10h, đoàn 4 xe biển xanh dừng trên cầu Nhật Lệ 1, trong đó một chiếc chở ông Toàn.
Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn gửi lời xin lỗi đến người dân Quảng Bình. Video: Tám Quang
Thứ trưởng thừa nhận dù đang thực hiện công vụ song "anh em có sơ suất đã dừng đỗ xe trên cầu". "Tôi thay mặt đoàn gửi lời xin lỗi đến bà con nhân dân tỉnh Quảng Bình tại thời điểm đoàn xe đi qua, mong bà con thứ lỗi", ông nói.
Trước đó 10h20 ngày 29/9, nhiều người dân đi qua cầu Nhật Lệ 1 bức xúc khi 4 ôtô biển xanh dừng đỗ để một số người xuống chụp hình. Trong số này 3 xe mang biển số Quảng Bình, chiếc còn lại biển số Hà Nội chở Thứ trưởng Toàn.
Sau khi ghi nhận hình ảnh từ người dân cung cấp, Cảnh sát giao thông Đồng Hới đã ra xử phạt 4 tài xế về lỗi dừng đỗ xe trên cầu. Theo Nghị định 100, lỗi dừng đổ xe trên cầu bị phạt 1-2 triệu đồng, tài xế còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng.
Cầu Nhật Lệ 1 bắc qua sông Nhật Lệ nối TP Đồng Hới với xã đảo Bảo Ninh, dài hơn 600m, mặt cầu rộng khoảng 12m, lưu thông hai chiều.
Anh Nguyễn Minh Vương, 25 tuổi, ở Quảng Bình cho biết, mặt đường cầu Nhật Lệ 1 rất hẹp nên việc dừng xe giữa cầu thời điểm đó gây khó khăn cho các phương tiện khác. "Các tài xế phải hiểu rất rõ việc cấm đỗ, dừng trên cầu" anh Vương nói.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, chia sẻ với VnExpress về tình trạng lũ thấp ở miền Tây.
- Lũ năm nay được dự đoánchỉ đạt khoảng 55% trung bình nhiều năm, thấp hơn cùng kỳ năm 2019, có thể sẽ là thấp nhất trong 10 năm qua.Theo ông, nguyên nhân vì sao?
- Nước ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào lượng mưa ở các quốc gia thượng nguồn Mekong. Hàng năm Trung Quốc đóng góp 16% tổng lượng nước, Myanmar 2%, Lào 36%, Đông bắc Thái Lan 18%, Campuchia 18%, Tây Nguyên và mưa tại chỗ đồng bằng chiếm 11%.
Trong đó, vùng mưa Bắc Lào ở Vientiane sang Nghệ An và vùng mưa Nam Lào thuộc tỉnh Champaksak sang Quảng Nam, Kon Tum là hai vùng mưa quan trọng. Khi hai vùng này mưa nhiều, gần như chắc chắn lũ sẽ lớn.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, trong cuộc phỏng vấn của VnExpress hôm 21/9, tại Cần Thơ. Ảnh: Hoàng Nam.
Năm nay, hiện tượng El Nino từ đầu năm đến hết tháng 8, mưa ít trong lưu vực nên sông thiếu nước. Mặt khác, do đầu năm nay toàn lưu vực đã trải qua mùa hạn lịch sử, các sông nhánh và hàng trăm hồ thủy điện trên sông nhánh bị thiếu hụt nước. Mưa đầu mùa đã phải bù vào những nơi này và gần như triệt tiêu, trước khi có nước đổ xuống dòng sông chính để xuôi về hạ lưu.
Bản thân các đập thủy điện ở thượng nguồn không tiêu thụ nước, nhưng chúng làm thay đổi dòng chảy về mặt thời gian qua hoạt động tích-xả của các đập. Khi thiếu nước, các đập phải tích cho đủ độ sâu trước khi xả ra. Nước đi qua chuỗi đập rất lâu vì đập trên tích thì đập dưới phải chờ. Do đó gặp tình huống hạn, thủy điện làm tình hình tồi tệ thêm.
Theo Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ, từ tháng 9 La Nina bắt đầu xuất hiện và 75% khả năng kéo dài đến cuối năm, mưa có thể nhiều hơn. Trong tháng 10, nếu đỉnh lũ cao, sau Tết sẽ đỡ hạn mặn vùng ven biển, ngược lại hạn mặn khu vực này sẽ gay gắt, đỉnh điểm là tháng 3-4. Mùa khô sắp tới vì thế cũng sẽ không gay gắt như mùa khô vừa qua.
Năm nay khác hơn so với năm 2019, là El Nino không kéo dài tới cuối năm. Nhờ có La Nina xuất hiện, nước sông Mekong thấp nhưng vùng bán đảo Cà Mau ít ảnh hưởng mặn vì nước ngọt vùng này chủ yếu là nhờ mưa tại chỗ.
- Ủy hội sông Mekong năm 2017 thống kê mỗi năm lũ lụt ở đồng bằng gây tổn thất khoảng 60 đến 70 triệu USD. Vậy tai sao miền Tây phải ngóng lũ?
- Nước lũ có mặt lợi và mặt hại. Lũ gây vỡ đê, ngập lúa rất dễ tính toán giá trị kinh tế, nhưng những lợi ích của nước lũ thì khó thấy hơn, khó quy ra tiền cho đủ vì quá lớn.
Nước lũ từ sông đổ ra biển hàng năm tạo ra một vùng nước có độ mặn vừa phải. Lũ cũng mang phù sa và một lượng lớn chất dinh dưỡng nuôi nấng hệ sinh thái ven biển, làm cho sản lượng thủy sản biển của Đồng bằng sông Cửu Long bằng tất cả vùng khác của cả nước cộng lại.
Phù sa tạo một lớp nước đục khoảng 30 km tính từ bờ, bao bọc suốt chiều dài hơn 700 km bờ biển đồng bằng. Chính lớp nước mang nặng phù sa này đã miệt mài bồi đắp cho đồng bằng lấn ra biển trong 6.000 năm qua, với tốc độ trung bình 16 m mỗi năm ra hướng Đông và 26 m mỗi năm về hướng Mũi Cà Mau. Lớp nước đục này nặng hơn nước biển xanh, nên có khả năng hấp thu bớt năng lượng sóng biển. Khi lớp nước đục này ít phù sa, ít đục hơn sóng sẽ lấy đất cát của bờ đi để cân bằng năng lượng, gây sạt lở.
Nhờ có nước lũ trong mùa mưa nên sang mùa khô đồng bằng có nước ngọt để cân bằng mặn - ngọt ở vùng ven biển. Khi sông yếu thì biển lấn vào sâu gây xâm nhập mặn. Phù sa lũ dồi dào bồi đắp cho đồng ruộng, vườn tược. Ngược lại, nước thiếu phù sa sẽ thành nước đói, lấy đi đất cát gây sạt lở bờ sông. Nguồn dinh dưỡng từ phù sa giúp giảm chi phí canh tác, không có phân bón nào có thể thay thế được. Lũ cũng giúp rửa phèn, mầm bệnh, độc chất tích tụ trong đất do quá trình canh tác tạo nên.
Nước lũ hàng năm còn mang về trứng cá và cá con. Ước lượng sản lượng cá trắng của ĐBSCL mỗi năm là 220.000 đến 440.000 tấn, là nguồn dinh dưỡng quan trọng của người dân và hệ sinh thái.
- Lũ thấp bất thường, các hoạt động sản xuất và đời sống dân sinh của gần 20 triệu dân ở Đồng bằng sông Cửu Long bị tác động thế nào?
- Lũ ít, phù sa ít thì thủy sản biển sẽ suy kiệt ảnh hưởng đời sống ngư dân, gia đình của họ lẫn những ngành phụ thuộc như cảng cá, chế biến thủy sản, vận tải, thương mại. Song song đó, chi phí canh tác càng ngày càng tăng cao. Năm nào lũ thấp, sau Tết hạn mặn gia tăng ven biển, sạt lở bờ sông, bờ biển cũng sẽ gia tăng. Từ đó, nhiều công trình lớn sẽ được xây dựng, kèm theo vô số những hệ lụy, đảo lộn tự nhiên.
Tuy nhiên, chúng ta không thể đinh ninh và bi đát hóa rằng từ nay đồng bằng sẽ không còn lũ. Nhìn như vậy cũng sẽ rất tai hại vì chỉ nhìn một chiều, phiến diện. Cần phải thấy được bức tranh toàn diện các tình huống.
Như trên đã phân tích, mực nước lũ ở đồng bằng phụ thuộc vào lượng mưa ở các vùng phía trên. Lượng mưa ở các vùng này lại phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Bình thường, lượng mưa các vùng này biến động lên, xuống khoảng 15% giữa các năm, nhưng giữa thập kỷ này với thập kỷ kia có thể chênh lệch nhau 30%.
Những năm trước, cánh đồng Hưng Điền (Tân Hưng, Long An) mùa này đã ngập nước, đàn trâu phải len sang vùng gò Campuchia, còn bây giờ, đồng vẫn cạn khô, đất nứt nẻ. Ảnh: Hoàng Nam.
- Trước đây, để ứng phó với lũ, Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đã xây đê bao. Trong khi đó, những vùng như Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang mặn vốn từ trong đất lại được chủ trương ngọt hóa. Ông đánh giá thế nào về những công trình này, trong tình hình lũ bất thường như hiện nay?
- Hai vùng trũng đầu nguồn Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên lẽ ra là không gian để hấp thu nước lũ, phù sa. Trước đây, nền nông nghiệp tập trung chủ yếu vào sản lượng, mở rộng diện tích và thâm canh nên đê bao khép kín đã được xây dựng rất nhiều để tăng vụ. Nước lũ vì thế bị đẩy đi nơi khác, gia tăng ngập các thành phố, làng mạc phía hạ lưu, còn lại chảy hết ra biển. Sang mùa khô, khi dòng Mekong yếu đi thì bản thân đồng bằng đã kiệt, nước biển lấn vào sâu hơn.
Còn với các dự án ngọt hóa, vào mùa khô, khi các cống ven biển đóng im ỉm trong nhiều tháng, sông ngòi bị cắt đứt liên lạc với thủy triều, không còn chảy hoặc chảy lững lờ, trở thành những "dòng sông đen". Nước ngọt bên trong các công trình ngăn mặn không thể dùng cho sinh hoạt được. Do đó, người dân phải dùng nước ngầm nhiều hơn, làm sụt lún đất.
Song song đó, nhiều công trình đê bao và cống ngăn mặn đã được xây dựng để mở rộng, lấn vùng ngọt vào vùng mặn. Chúng ta hay nói nhiều về "xâm nhập mặn" nhưng lại ít nói về "xâm nhập ngọt". Trong những năm khô hạn cực đoan, các vùng ngọt hóa sẽ rất mong manh, càng gần biển, xa sông thì càng dễ thất thủ. Đó là vì, khi mặn đến sớm thì các vùng này phải đóng kín, "cách ly" tuyệt đối với bên ngoài. Lượng nước ngọt bên trong không thể kéo dài đến giữa mùa khô.
Khi các kênh nội đồng khô kiệt thì càng rút ẩm trong đất ra, cuối cùng là đất bị co ngót, giảm thể tích và sụt lún bề mặt, hư hại đường sá, nhà cửa như đã thấy ở vùng Gò Công, Tiền Giang và Trần Văn Thời, Cà Mau mùa khô năm nay. Lưu ý rằng sự sụt lún này không liên quan gì đến việc sụt lún chung của đồng bằng do khai thác nước ngầm.
Hơn nữa, đối với các vùng ngọt hóa, bản chất của đất là mặn, trước đây có 6 tháng ngọt là do nước mưa đè lên. Nay trong những năm khô hạn, lớp nước ngọt biến mất nhanh, mặn từ trong đất trồi lên. Gặp những năm cực đoan, các công trình ngăn mặn chỉ có thể kéo dài mùa ngọt thêm vài tuần. Đến giữa mùa khô, khi bên trong đã không còn nước ngọt, việc ngăn mặn từ ngoài vào không có tác dụng. Các công trình ngọt hóa cũng đã giúp tăng thu nhập, nhưng trong bối cảnh mới này, chúng ta cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại.
- Ông từng nói với Brian Eyler (Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson - Mỹ)rằng ĐBSCL sản xuất phần lớn lúa gạo cho cả nước, nhưng sau 20 năm, thu nhập người dân thấp hơn 10% so với cả nước. Tăng lên ba vụ lúa mỗi năm, bớt lũ, nhưng một gia đình bình quân 5 người phải bỏ đi làm thuê ở thành phố, thay vì sống khỏe như trước đây. Vì sao có sự nghịch lý này?
- Đê bao khép kín cũng ngăn không cho phù sa vào đồng ruộng nên đất đai ngày càng bạc màu. Như đã nói, phân bón không thể thay thế phù sa được. Canh tác ba vụ lúa trong đê bao, chỉ giúp tăng thu nhập trong những năm đầu, nhờ tăng số vụ và vì dinh dưỡng trong đất vẫn còn do phù sa bồi đắp trong quá khứ.
Sau 10 năm, dinh dưỡng suy giảm, chi phí hơi tăng, nhưng vẫn còn có lời. Đến 25 năm, đất cạn kiệt, phân bón tăng, nhưng năng suất giảm. Nhìn bề mặt thì sản lượng và thu nhập tăng cao, nhưng lợi nhuận gần như không còn nữa. Người dân đất ít không còn sinh sống được nữa vì lợi nhuận canh tác không đủ trang trải, trong khi đó rau cá thiên nhiên, nước sông miễn phí ngày xưa cũng không còn.
Tôi đã phỏng vấn khoảng 100 hộ gia đình canh tác ở Đồng Tháp và phát hiện rằng canh tác ba vụ lúa không làm người dân thoát nghèo. Nếu tính cả chi phí đê bao, chi phí thiệt hại thủy sản thì càng canh tác ba vụ quốc gia càng nghèo thêm. Một hộ gia đình trung bình 5 người, trước đây canh tác hai vụ có thể sinh sống được với một ha đất, nhưng nay canh tác ba vụ thì không thể sinh sống được nữa và phải "đi Bình Dương". Còn nếu tính cả chi phí đê bao, thiệt hại thủy sản thì càng canh tác ba vụ quốc gia càng nghèo thêm. Có thể nói, đồng bằng đang đứng trước ngã ba đường, không thể tiếp tục đi theo con đường cũ, sản xuất thâm canh theo số lượng mà cần chuyển theo con đường mới.
Sau một thời gian dài, rất nhiều nơi nông dân và chính quyền địa phương đã nhận ra vấn đề thâm canh không thể bền vững dài lâu được. Nhiều nơi người dân muốn chuyển đổi nhưng lại thiếu nguồn lực.
- Với diễn biến phức tạp của lũ lẫn xâm nhập mặn, giải pháp nào để phục hồi và phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai, mà không vấp phải tình trạng tự phát manh mún?
- Ba năm trước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120, về sản xuất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết này đã đưa đồng bằng đến với cơ hội phát triển theo hướng làm kinh tế nông nghiệp thích ứng với điều kiện tự nhiên để bảo đảm sản phẩm vươn tới thị trường giá trị cao hơn. Đến nay đã 3 năm sau khi ban hành, nhìn bên ngoài thì chưa thấy có chuyển biến cụ thể, bởi đó là một Nghị quyết ở tầm cao chiến lược, cần có thời gian và những kế hoạch cụ thể để thực hiện. Chính phủ đang trong quá trình soạn thảo một chương trình tổng thể để thay đổi nền nông nghiệp, song song đó đang soạn thảo một quy hoạch tổng thể theo hướng tích hợp cho miền Tây, do Hà Lan thực hiện.
Việc thực hiện chắc chắn không hề đơn giản, bởi phải đương đầu với những trở ngại ở tầm tư duy, nhất là quán tính tư duy nông nghiệp cũ và những trở ngại ở thực địa. Tư duy chiến lược liên hoàn trong phát triển hàm chứa trong Nghị quyết này cũng dễ bị hiểu đơn giản là "chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi", như cách làm lâu nay mà không tính đến chất lượng, thị trường, môi trường bị ảnh hưởng như thế nào và tác động xã hội, đến người nông dân ra sao.
Đối với nông nghiệp, "liên hoàn kế" nên được hiểu là giảm thâm canh, tăng chất lượng, tăng giá trị thông qua chế biến và chuỗi giá trị, vươn tới thị trường giá trị cao. Cùng với việc xem nước mặn, nước lợ cũng là tài nguyên thì nên hạn chế ngăn mặn, cản trở dòng chảy để phục hồi thủy sản biển, phục hồi sông ngòi để giảm sử dụng nước ngầm, giảm sụt lún.
Diễn tả một cách dễ hình tượng, nếu chỉ dừng lại ở "chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi" thì giống như một người vẫn ở trong căn phòng và loay hoay thay áo nọ sang áo kia, thì vẫn là trong căn phòng ấy. Thị trường vẫn như thế, vẫn bán sản phẩm thô, vẫn can thiệp thô bạo vào tự nhiên thì không thể cải thiện gì nhiều được.
Lâu nay, tư duy quy hoạch phát triển đồng bằng chỉ chú trọng ba điều: đất liền, nước ngọt cho sản xuất và hệ canh tác nước ngọt, chủ yếu là lúa, bỏ qua môi trường nước sông ngòi và sự liên thông với biển. Từ đó không ngại can thiệp thô bạo, trái quy luật tự nhiên bằng những công trình lớn ngăn dòng chảy, ngăn cách sông ngòi nội địa với biển, tách đồng ruộng ra khỏi nước lũ hàng năm. Cần dẹp bỏ được sự cát cứ trong quy hoạch theo ngành và cục bộ địa phương, bỏ quên lợi ích tổng thể của cả vùng.
Trước mắt, cần có thêm nhiều cuộc thảo luận, hội thảo, tranh luận để làm rõ nội hàm của Nghị quyết, nhìn nhận lại những quan niệm về an ninh lương thực, phát triển bền vững. Những quy luật tự nhiên của vùng đồng bằng châu thổ cần được hiểu và tôn trọng.
Trên cánh đồng nứt nẻ vì bị hạn mặn tấn công hồi tháng 3, bà Nguyễn Thị Kim Trang (48 tuổi, ở Ba Tri, Bến Tre) gom những gốc lúa, cỏ dại nhiễm mặn cho bò ăn. Ảnh: Hữu Khoa.
- Là con nhà nông, sinh ra và lớn lên ở Hậu Giang, ký ức của ông về miền Tây xưa và hiện nay đã thay đổi như thế nào?
- Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân ở một làng quê Hậu Giang. Trước nhà là con sông nhỏ, ngày hai lần nước lớn nước ròng lên xuống, nước chảy đổi chiều. Nước lớn lên đầy ắp, nước ròng xuống gần cạn sông. Mỗi tháng hai lần nước rong vào ngày rằm và ba mươi âm lịch, nước lên cao nhất là ba mươi tháng 8 và rằm tháng 9. Mỗi năm có hai mùa, mùa nước nổi nước ngập sân nhà, mùa khô sông cạn, gặp lúc nước ròng thì ghe xuồng khó đi.
Phía sau là vườn cây ăn trái, sau nữa là đồng lúa. Tôi còn nhớ, thời đó đi học về là quăng cặp sách, vác câu lưới ra đồng hoặc nhào xuống sông bơi lội, mò tôm cá bằng tay trong các gốc cây. Một mình tôi, cậu bé hơn 10 tuổi, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cả nhà sau vài giờ, không tốn chi phí. Lúa thì làm hai vụ, một vụ thần nông mùa hè và một vụ lúa múa thu hoạch ngay sau Tết. Sau đó bỏ đất trống phơi rạ. Chiều chiều chạy trên đồng, thả diều giấy tự làm, nên mới có "quê hương là con diều biếc, tuổi thơ con thả trên đồng" như trong thơ của Đỗ Trung Quân.
Ngày xưa, nhà nào cũng có cái lu, xách nước sông đổ vào lu, lấy cục phèn quậy vài vòng vào nước cho phù sa lắng xuống và dùng nước đó nấu ăn, uống hoàn toàn lành mạnh. Ngày xưa cũng có ô nhiễm nhưng rất ít và chỉ là ô nhiễm hữu cơ ở những nơi nào có chuồng heo hay ao cá thải thẳng ra sông, nhưng phần lớn sông ngòi là sạch. Nhà ai cũng có cây cầu xuống sông để già, trẻ, nam nữ đều xuống sông tắm. Gần như ai cũng biết bơi lội, biết bắt cá bằng chài, lưới, câu.
Nhìn lại, có thể thấy người dân rất nghèo về tiền, không có điện, không có tủ lạnh, điện thoại hay tivi như bây giờ, nhưng không ai đói, đời sống khá là dễ dàng, trong lành không căng thẳng. Tính cách con người cũng vui vẻ hơn, hào sảng, đôn hậu, chất phác, hiếu khách, lễ nghĩa hơn ngày nay.
Còn bây giờ, thay đổi quá nhanh, chỉ trong vòng một thế hệ mấy chục năm. Ai cũng giàu hơn, tiền nhiều hơn, trong nhà nông thôn có điện, có tivi, điện thoại, tủ lạnh, xe cộ, đường sá, và nhiều phương tiện hơn. Nhưng xem ra đời sống căng thẳng, nét văn hóa của người miền Tây mất dần. Không còn "tuổi thơ con thả trên đồng" nữa và quê tôi không còn ai tắm con sông quê nữa vì rất ngứa. Tôm cá trong ruộng vườn không còn vì đê bao khép kín khắp nơi.
Trong mương vườn ngày xưa, mùa nước nổi mang phù sa vào lắng đáy mương. Sang mùa khô, lấy đất bùn màu vàng mỡ gà này bồi lên gốc gây rất tốt. Ngày nay, đất bùn trong mương màu đen, thiếu oxy, lấy bồi lên gốc sẽ chết cây vì ngộ độc. Cây trái bây giờ phải ăn phân bón và sống nhờ thuốc trừ sâu, thuốc kích thích. Hóa chất đi vào trái cây, xuống mương, xuống sông, và từ đó chỉ cách một cái bàn ăn là đi vào mạch máu con người.
Ngày nay, có một nghịch lý lớn là đa số trẻ em nông thôn không biết bơi, vì không có chỗ để bơi, đê bao khép kín và sông ngòi ô nhiễm và cũng quen đi xe hai bánh hơn là đi ghe xuồng như xưa. Trong khi đó, trẻ em thành phố bơi lội giỏi hơn vì có hồ bơi.
Sông bây giờ cũng vắng bóng người, vì ngày nay người ta chạy xe vù vù trên bờ. Giờ đi vào làng quê thấy vắng vẻ hơn, chỉ thấy người già, người lớn trên 40 tuổi, còn người trẻ đã "đi Bình Dương", đến Tết mới về một lần.
Không phải James Rodriguez hay Richarlison, trung phong Dominic Calvert-Lewin đang chiếm tâm điểm ở đội bóng của HLV Carlo Ancelotti. Anh ghi hat-trick trong hai trận liên tiếp trên sân nhà Goodison Park, san bằng kỷ lục của John Willie Parker từ năm 1954.
Everton lần đầu thắng cả sáu trận đầu mùa kể từ 1938-1939. Ảnh: Reuters
Thể hình và khả năng càn lướt của Calvert-Lewin đang khiến nhiều hàng thủ khó chịu. Anh ghi tới tám bàn trong sáu trận đầu tiên mùa này. Tiền đạo 23 tuổi chỉ không ghi bàn ở hai trận: một trận anh không thi đấu, trận còn lại chỉ đá 45 phút.
Ancelotti vẫn dùng một loạt trụ cột dù chỉ ở Cup Liên đoàn, nhằm duy trì đà thăng tiến của Everton. Allan vẫn cầm trịch tuyến giữa, còn tam tấu Rodriguez, Calvert-Lewin và Richarlison dẫn dắt hàng công. Calvert-Lewin tỏa sáng, nhưng công lao của Rodriguez hay Richarlison không bị lu mờ.
Hai đội nhập cuộc tốc độ cao, nhưng Everton thể hiện đẳng cấp ở bàn mở tỷ số. Phút 11, trung vệ Michael Keane xoay người loại bỏ tiền đạo West Ham, rồi phất bóng bổng từ giữa sân, rót vào cấm địa cho Calvert-Lewin. Tiền đạo Anh sút lập bập nhưng vẫn đưa bóng qua thủ môn Darren Randolph để ghi bàn. Chín phút sau, Richarlison đột phá vào cấm địa rồi chích mũi giày sút căng. Lần này Randolph kịp đổ người cứu thua.
Calvert-Lewin (áo xanh) mở tỷ số sau pha phối hợp gọn gàng. Ảnh: PA
Đang hưng phấn, Everton bất ngờ bị gỡ hòa chỉ vài chục giây đầu hiệp hai. Felipe Anderson nhả bóng lại để Robert Snodgrass cứa lòng đưa bóng về góc xa. Thủ môn Jordan Pickford bay người hết tầm với, vẫn không chạm tới bóng.
Everton vùng lên ngay và suýt ghi bàn ba phút sau. Rodriguez xộc thẳng vào trung lộ rồi tỉa bóng ra trái cho Richarlison. Tiền đạo Brazil sút về góc gần, dội cột dọc bật ra.
Richarlison không phải chờ lâu để mừng bàn thắng. Đến phút 56, anh rê bóng từ cánh trái vào trung lộ, sút đập người hậu vệ West Ham, đổi hướng bay vào lưới. Bàn thắng may mắn, nhưng quan trọng với Everton.
Đội quân của Ancelotti làm chủ thế trận trong những phút còn lại, tạo điều kiện cho Calvert-Lewin ghi thêm hai bàn để lập hat-trick. Phút 78, Alex Iwobi xoay sở trong cấm địa rồi cứa lòng về góc xa. Bóng trúng cột dọc bật ra và Calvert-Lewin ập vào đúng lúc đệm vào lưới. Sáu phút sau, Rodriguez lại châm ngòi bàn thắng với pha xử lý và đẩy bóng tới chân Gylfi Sigurdsson. Tiền vệ Iceland chọc khe cho Calvert-Lewin băng xuống đối mặt, sút chân trái về góc gần ấn định tỷ số 4-1.
Everton thắng trận thứ sáu liên tiếp từ đầu mùa, ghi 20 bàn, thủng lưới sáu bàn. Chiến thắng của họ chỉ có vết gợn khi Allan và Richarlison chấn thương, dù không quá nghiêm trọng.
Nhờ các bàn thắng của McTominay, Mata và Pogba, Man Utd đè bẹp Brighton 3-0 để vào tứ kết Cup Liên đoàn Anh tối 30/9.
Niềm vui của McTominay sau khi đưa Man Utd vượt lên. Ảnh: Reuters.
*Bàn thắng: McTominay 44', Mata 73', Pogba 80'.
Bước ngoặt của trận đấu đến khi hiệp một chỉ còn hơn một phút. Từ quả đá phạt của Juan Mata bên cánh phải, Scott McTominay băng vào dũng mãnh, tận dụng chiều cao 1m93 để đánh đầu cận thành vào góc xa và mở tỷ số cho Man Utd.
Trước pha lập công của McTominay, Man Utd bị chủ nhà lấn lướt. Họ cầm bóng ít hơn, dứt điểm bằng một nửa (2 so với 4), và chỉ có đúng một cơ hội đáng kể ở phút 18. Xuất phát từ đường chọc khe chéo từ cánh vào trung lộ của Brandon Williams, Mata chạy cắt mặt, rồi căng sệt vào khu 5m50 cho Odion Ighalo. Tiền đạo người Nigeria vượt qua thủ môn Brighton, nhưng do góc sút hẹp nên đưa bóng ra mép lưới.
Brighton, với nhiều cầu thủ trẻ và dự bị trong đội hình xuất phát, chơi ăn miếng trả miếng với Man Utd. Trong cơn mưa ngày càng nặng hạt ở sân Amex, lối đá biên, thiên bề tốc độ và thể lực của đội chủ nhà khiến những đôi chân triệu USD như Donny Van De Beek, Fred hay Mata lúng túng. Họ không thể phối hợp nhanh, và phải nhờ tới một tình huống cố định để ghi bàn.
Bàn thắng của McTominay cuối hiệp một không chỉ giúp Man Utd dễ đá hơn trong hiệp hai, mà còn là phần thưởng xứng đáng cho tiền vệ người Scotland. Anh là người tắc bóng nhiều nhất trận (bốn lần) và lập công ngay trong cú dứt điểm đầu tiên.
Mata sút bằng chân phải, nhân đôi cách biệt cho Man Utd. Ảnh: MUFC.
Sang hiệp hai, Man Utd vẫn trung thành với lối đá phản công. Với cả hai tiền vệ trung tâm đều lùi sâu, đội khách đảm bảo được quân số che chắn cho khung thành của Dean Henderson. Thế trận giằng co đi qua giữa hiệp thì bị Mata đột biến. Nhận cú đánh gót của Van De Beek, cựu cầu thủ Chelsea bình tĩnh hãm bóng trước ba cầu thủ áo xanh, trước khi sút chìm bằng chân phải vào góc xa.
10 phút trước khi hết giờ, cầu thủ vào thay người Paul Pogba ấn định tỷ số 3-0. Cú sút phạt hàng rào từ cự ly ngoài 30m của tiền vệ người Pháp chạm người cầu thủ Brighton, đổi hướng, và xoáy vào điểm nối giữa xà ngang với cột dọc ở góc gần. Thủ môn chủ nhà đứng chôn chân, không phản ứng kịp, và nhìn bóng đi vào lưới.
Pogba sút phạt thành bàn ở phút 80. Ảnh: PA.
So với trận đấu kịch tính hôm thứ Bảy tuần trước, Man Utd thắng dễ và nhàn nhã hơn hẳn ở cuộc tái đấu. Đây là bước chạy đà hoàn hảo để thầy trò Ole Gunnar Solskjaer chuẩn bị cho cuộc tiếp đón Tottenham cuối tuần này.
Cùng vào tứ kết Cup Liên Đoàn với Man Utd tối 30/9 còn có Newcastle, Everton và Man City. Trước đó, Tottenham đã đánh bại Chelsea để ghi tên vào vòng tám đội.
Nhờ chiến thắng 1-0 trước Valladolid ở vòng 4 tối 30/9, đương kim vô địch Real Madrid vươn lên nhóm bốn đội đứng đầu La Liga.
Bàn thắng: Vinicius 65'.
Trận đấu trên sân nhà Bernabeu tiếp tục là cơ hội để HLV Zinedine Zidane thử nghiệm đội hình 4-4-2. Trên hàng công, ông bố trí cặp trung phong Luka Jovic - Karim Benzema. Isco chơi tiền vệ tấn công, bên cạnh Luka Modric, Federico Valverde và Casemiro ở giữa sân.
Jovic bị thay ra ở phút 58, sau khi đá chính và tịt ngòi hai trận liền. Ảnh: EFE.
Mùa trước, Valladolid từng cầm hòa Real 1-1. Và lần này, họ phần nào lại cho thấy sự khó chịu đó. Ở giữa sân, đội bóng đang đứng thứ ba thường xuyên gây áp lực bằng việc tranh chấp nhanh và quyết liệt. Họ cũng có xu hướng lùi sâu đội hình và kiểm soát không gian để tránh bị phản công.
Cách chơi này khiến Real bí bách trong việc triển khai tấn công, còn những cơ hội hiếm hoi không được Jovic tận dụng. Đây là trận thứ hai liên tiếp tiền đạo 65 triệu USD đá chính, và mọi chuyện vẫn y như khi Real nhọc nhằn thắng Real Betis. Cú đệm bóng của anh từ khoảng 12 mét nhắm vào góc thấp bị thủ thành Roberto Jimenez đổ người đẩy ra. Phút 35, Jovic duỗi mu sút vào cạnh lưới sau cú mớm bóng trong cấm địa của Modric.
Hai đội tiếp tục giằng co đến đầu hiệp hai. Real suýt mở tỷ số với pha đệm bóng dội xà của Casemiro, nhưng cũng toát mồ hôi với cú sút ngay rìa cấm địa của Shon Weismann. Thủ thành Thibaut Courtois phải dùng những đầu ngón tay để cứu thua cho Real.
Vinicius sửa bóng ghi bàn sau khi được hậu vệ đối phương "dọn cỗ". Ảnh: AFP.
Để tăng cường cho hàng công, HLV Zidane quyết định đồng loạt thay Jovic, Isco bằng Vinicius Junior, Marco Asensio phút 57. Và chỉ tám phút sau, điều chỉnh đó mang lại hiệu quả. Trong một tình huống lộn xộn trước khung thành của Valladolid, bóng văng đến chỗ Vinicius. Tiền đạo người Brazil khống chế chân trái rồi đặt lòng bằng chân phải, đánh bại thủ thành Jimenez trong thế đối mặt.
Valladolid sau đó từ bỏ lối chơi thận trọng, vùng lên tìm bàn gỡ. Nhưng họ không thể vượt qua chốt chặn cuối của Real: Courtois. Thủ thành người Bỉ luôn chọn đúng vị trí và phản xạ xuất sắc để dùng một tay đẩy cú đá cận biên của Raul Carnero và pha sút xa của Waldo Rubio.
Ở chiều ngược lại, Real chơi an toàn nên ít tạo được những cơ hội thực sự nguy hiểm. Nhưng họ cũng suýt chút nữa nhân đôi được cách biệt, khi Modric cướp bóng rồi dứt điểm sệt ngay rìa cấm địa dội chân cột dọc. Bóng bật đến vị trí của Vinicius, nhưng anh chưa kịp sút thì hậu vệ đội khách đã phá ra.
Valladolid suýt khiến Real phải trả giá cho việc ép sân mà không thể ghi bàn.
Bảo toàn tỷ số 1-0, Real một lần nữa giành trọn ba điểm bằng khoảng cách mong manh và vươn lên dẫn đầu cùng Getafe, Valencia và Villarreal với bảy điểm. Getafe cũng thắng hai trận, hòa một như Real, trong khi Valencia và Villarreal đều chơi nhiều hơn một trận.
TP HCMCầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thanh, cấm xe từ ngày 3/10 đến hết 29/3/2021 phục vụ việc chống ngập và sửa đường Nguyễn Hữu Cảnh dài 3,2 km.
Để tổ chức hướng đi mới, dải phân cách ngăn hai phần làn ôtô trên đường Điện Biên Phủ, đoạn qua giao lộ đường Nguyễn Văn Thương, sẽ được tháo dỡ để tạo điểm quay đầu.
Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (làn bên phải) cấm xe từ 3/10 đến hết 29/3/2021. Ảnh: Gia Minh.
Cầu chỉ cho xe chạy một chiều nên lộ trình mới cho ôtô khi đi qua đây: cầu Sài Gòn - đường Điện Biên Phủ (quay đầu tại giao lộ Điện Biên Phủ - Nguyễn Văn Thương) - Điện Biên Phủ - đường bên hông cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh - Nguyễn Hữu Cảnh.
Lộ trình cho xe máy: cầu Sài Gòn - đường Điện Biên Phủ - quay đầu tại ngã tư Hàng Xanh - Điện Biên Phủ - hẻm 602 Điện Biên Phủ (Nguyễn Văn Thương nối dài) - Nguyễn Hữu Cảnh.
Triển khai tháng 10 năm ngoái với tổng đầu tư gần 473 tỷ đồng, dự án sửa đường Nguyễn Hữu Cảnh qua địa bàn quận 1 và Bình Thạnh giúp giải quyết ngập úng cho khu vực. Hiện 1,2 km trong tổng chiều dài 3,2 km cần sửa chữa đã xong. Nhà thầu thi công cuốn chiếu, xong đoạn nào tái lập đoạn đó. Dự kiến toàn bộ dự án sửa chữa hoàn thành trước 30/4/2021.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh đưa vào sử dụng năm 2002, là tuyến huyết mạch kết nối cửa ngõ phía Đông với trung tâm TP HCM. Tuyến đường sau thời gian khai thác bị lún sâu, thường xuyên ngập nặng. Ngoài dự án cải tạo, TP HCM phải thuê máy bơm để chống ngập cho tuyến đường.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ 11 nêu rõ Quân đội tiếp tục điều chỉnh tổ chức biên chế theo hướng tinh, gọn, mạnh, cơ bản hoàn thành năm 2025.
Sáng 30/9, 100% đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thông qua nghị quyết, xác định 7 mục tiêu trọng tâm 5 năm tới.
Theo đó, Quân đội sẽ nâng cao năng lực dự báo, tham mưu chiến lược về quân sự, quốc phòng, "trong bất luận điều kiện, hoàn cảnh nào cũng không để bị động, bất ngờ"; phát huy tốt vai trò nòng cốt, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc.
Nhiệm vụ điều chỉnh tổ chức biên chế theo hướng tinh, gọn, mạnh sẽ tiếp tục được thực hiện, cơ bản hoàn thành vào năm 2025; đến năm 2030, một số quân chủng, binh chủng hiện đại; phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại.
Đảng bộ Quân đội cũng xác định nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục đào tạo; tạo chuyển biến vững chắc về chấp hành pháp luật, kỷ luật; hạn chế thấp nhất các vụ vi phạm nghiêm trọng, mất an toàn trong huấn luyện.
"Quân đội tập trung hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của Đề án A1 và Chương trình T09; đề án xây dựng Tổ hợp công nghiệp quốc phòng; từng bước làm chủ công nghệ chế tạo, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao", Nghị quyết nêu rõ.
Đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020-2025 biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội sáng 30/9. Ảnh: Hoàng Thùy
Hội nhập quốc tế, đối ngoại quốc phòng hiệu quả, tạo môi trường quốc tế thuận lợi; xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh cũng là mục tiêu mà Bộ Quốc phòng hướng tới nhằm góp phần củng cố vị thế chiến lược của đất nước, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Phát biểu bế mạc, đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, cho biết sau bốn ngày làm việc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020-2025, đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
Bày tỏ tự hào với những thành tựu đạt được trong nhiệm kỳ qua, song Bộ trưởng Quốc phòng cũng nhắc nhở toàn quân "tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, mất cảnh giác". Ông mong muốn cấp ủy, chỉ huy các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động của Đại hội, nhanh chóng đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch phát biểu bế mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ 11, sáng 30/9. Ảnh: Hoàng Thùy
Thay mặt Đảng bộ Quân đội và cán bộ, chiến sĩ toàn quân, đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định "trong bất luận hoàn cảnh nào, Quân đội cũng tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch vững mạnh, Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại".
Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ 13, nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra từ 27/9 đến 30/9. Đại hội đã thông qua kết quả bầu cử Đoàn đại biểu Đảng bộ Quân đội dự Đại hội lần thứ 13 của Đảng với 61 sĩ quan (18 đại biểu đương nhiên; 43 đại biểu bầu).
Hà TĩnhSau khi cán chết cụ ông 73 tuổi, xe đầu kéo lao sang bên trái đường tông trúng một phụ nữ, đâm sập một mảng tường sân nhà dân rồi lật nghiêng.
Tai nạn xảy ra lúc 10h ngày 30/9, trên quốc lộ 1A, đoạn xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên. Xe đầu kéo biển Quảng Ngãi chạy hướng Bắc - Nam đã tông trúng cụ ông 73 tuổi quê xã Cẩm Duệ đang lái xe máy đi từ trong đường liên xã ra.
Xe đầu kéo lật nghiêng trên quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Cẩm Xuyên, sáng 30/9. Ảnh: Đức Hùng
Xe đầu kéo sau đó lao sang làn đường bên trái, tông trúng chị Nguyễn Thị Thu, 37 tuổi, đang lái xe máy chạy hướng Nam - Bắc, đâm sập mảng tường trước sân nhà một người dân ở xã Cẩm Thành rồi lật nghiêng.
Cụ ông tử vong tại chỗ, chị Thu bị gãy chân, được đưa tới bệnh viện cấp cứu. Tài xế xe đầu kéo bị choáng váng, trầy xước nhẹ.
Xe máy của nạn nhân bị đè bẹp. Ảnh: Đức Hùng
Tại hiện trường, xe máy của cụ ông hư hỏng, văng sát dải phân cách cứng. Ôtô đầu kéo lật nghiêng bên quốc lộ 1A, đè lên xe máy của chị Thu khiến biến dạng. Một mảng tường trước sân nhà dân bị tông sập, gạch vữa đổ tung tóe. Xung quanh vệt dầu và vết máu loang lổ.
Công an huyện Cẩm Xuyên có mặt phân luồng giao thông, điều xe cứu hộ đến cẩu phương tiện gặp nạn. Hơn 11h, hiện trường chưa được giải phóng.
Một mảng tường trước sân nhà dân bị xe đầu kéo đâm sập. Ảnh: Đức Hùng
Những trận lũ lịch sử nhấn chìm nhà cửa, trường học, làm nhiều người chết... nhưng cũng mang phù sa, nguồn lợi thủy sản dồi dào cho Đồng bằng sông Cửu Long.
Sáng sớm cuối tháng 9, ông già Mười (64 tuổi, xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) chạy xe máy ra khu chợ cách nhà hai cây số. Lát sau, ông trở về với mớ cá mè nhỏ tầm một ký, lắc đầu bảo: "Tao sống cả đời ở vùng lũ một thời cá ục như cơm sôi, mà năm nay phải đi chợ mua, bây coi đời kỳ lạ không".
Gần nhà ông, chiếc vó cá khung sắt, trụ bêtông của vợ chồng hàng xóm vừa đầu tư hơn 13 triệu đồng. Đặt vó suốt từ đêm hôm trước đến giữa trưa, họ kéo chiếc đục đựng cá xem thử, ước chừng gần hai ký cá phi, rô, trê, lau kiếng. Đang vào mùa lũ, nhưng mực nước sông thấp hơn con đường đê bao đến hơn một thước. Bên trong đê, cánh đồng lúa vừa gặt xong trơ gốc rạ, đất nứt nẻ vì nắng nóng.
Tốn hơn 13 triệu đồng chi phí đặt vó, vừa thức cả đêm canh, hai vợ chồng nông dân này chỉ bắt được gần 2 ký cá. Ảnh: Hoàng Nam.
Ông già Mười nhớ như in, tại cánh đồng này tầm 10, 20 năm về trước, mỗi năm lũ về, sáng sớm cả cánh đồng trắng xóa một màu hoa súng dại. Giữa đồng, những chiếc xuồng ba lá lướt đi nặng trĩu, rộn tiếng cười đùa của những người hái bông súng, hẹ nước, bông điên điển... Dưới mặt nước, cơ man nào là rong đuôi chồn, mã đề thi nhau mọc, làm ngôi nhà lý tưởng cho lũ cá rô, cá linh, trê, lóc.
"Thời đó, kéo vó cá không ai tính ký, mà đong bằng giạ, mỗi giạ tương đương 20 kg, mỗi đêm bèo nhất cũng phải 5-7 giạ. Còn cá linh chỉ cần bủa 20 m lưới hai phân rưỡi, nửa tiếng sau kéo lên không nổi, chỉ lựa vài con ăn, còn lại ủ nước mắm hoặc nấu cho heo ăn", ông già Mười kể.
Trong trí nhớ của lão nông, lũ lớn, cá từ thượng nguồn về sinh sản nhiều vô số kể, cộng với cá từ các ao nuôi bị ngập sổng ra, nên dưới kênh lúc nào cũng thấy cá đớp móng. Cá tra dầu, bông lau đi theo từng đàn hàng nghìn con. Thợ giăng câu ngồi ở mũi xuồng móc mồi chuối, trùn phía trước, phía sau cá đã cắn câu kéo liệt phao, họ chỉ lựa con lớn mà bắt, con nhỏ thả. Ở những ngã ba, ngã tư sông, những chiếc lợp dài 4-5 m, đường kính 2,5 m có khi giở lên hàng trăm ký cá tra. Lợp nào hơi cũ phải xả bỏ bớt vì không có chỗ chứa, phần vừa sợ cá giãy hư.
Vào mùa lũ rút, khi nước chỉ cao ngang thắt lưng, người dân dùng những đoạn dây thắng xe bằng kim loại nối với thanh gỗ, mỗi người một đầu đi dọc thửa ruộng dọn bớt đám rong, bông súng rồi gom lại ở góc ruộng. Ngoài việc giữ lại phù sa cho ruộng đồng, rong và bông súng tiếp tục là phân xanh cho đất ở vụ mùa kế tiếp. Những năm đó, đất đai màu mỡ, mầm bệnh, cỏ dại bị lũ rửa trôi vì thế người dân hầu như ít khi dùng phân bón, thuốc hóa học.
Cách nhà ông già Mười gần một cây số, buổi chiều, ông Năm Minh người gầy đét, dáng nhỏ thó kêu đứa con trai dừng xe máy trước căn nhà ven kênh Bảy Ngàn. Căn nhà cấp bốn xây tường gạch chắc chắn, phía trước là con đường rộng gần 3 m đã được đổ bêtông dày hai tấc.
"Ở đây hồi xưa là con đường mòn đất nhỏ xíu, mùa này đã chìm dưới 2-3 thước nước. Còn chỗ cái nhà tường trước đây là căn chòi lá, tao vẫn thường hay cột xuồng ở đó mỗi khi đi giăng lưới về", Năm Minh giọng run run, chỉ tay về phía cái sân gạch trước căn nhà giờ là của người khác, nói với đứa con trai. Đốt vội điếu thuốc, ông già 62 tuổi đứng lặng im, mắt rưng rưng, ký ức từ những mùa lũ năm xưa bất chợt ùa về.
Lão nông Năm Minh có hai con cùng vợ mất trong mùa lũ, không có chỗ chôn phải chờ nước rút. Ảnh: Hoàng Nam.
Năm Minh tên thật là Danh Văn Minh, dân gốc Khmer Trà Vinh, thuở nhỏ cả nhà tha hương đến Cần Đước, Long An. Năm 20 tuổi, gia đình đông con, không đủ gạo ăn, Năm Minh bỏ quê, đến Tân Lập (Tân Thạnh) ở đậu nhà người quen, ai thuê gì làm đó. Ông nhớ rõ ngày đầu tiên về xứ này vào năm 1978, cũng là mùa lũ lịch sử. Cánh đồng lúa hàng trăm ha chìm sâu dưới nước chỉ sau một đêm. Thiếu gạo, Minh cùng hàng nghìn gia đình phải ăn bo bo cầm hơi.
Ba năm sau mùa đói kém, Minh quen cô gái lỡ thì trong xóm. Hai người dắt díu nhau về doi đất cặp sông chặt tre, lá xin chủ đất cất căn chòi nhỏ ở. Ba đứa con những năm sau đó lần lượt ra đời.
Một buổi chiều mùa lũ năm 1991, Minh đang cày ruộng thuê cách nhà 50 cây số ở thượng nguồn Tân Hưng, máy chạy chưa được 10 vòng ruộng đã thấy từ xa cánh đồng nước lên trắng xóa. Nhóm thợ cày hội ý nhanh, bỏ ruộng, cho máy móc lên ghe rồi nổ máy, chạy hết tốc lực.
Minh trở về nhà vừa kịp lúc căn chòi nhỏ đã bì bõm nước. Anh phải nhờ hàng xóm dùng thân tre kê chiếc giường nhỏ cao hơn mực nước lũ, làm chỗ trú cho vợ con. Trong vùng, hàng trăm ha lúa chín trĩu bông làm mồi cho lũ cá rô. Những ao nuôi cá bờ bao thấp cũng chìm trong biển nước. Người lẫn vật nuôi đều phải ở trên những căn gác dã chiến, theo tinh thần nước lên đến đâu kê đến đó. Có nhà nằm ở chỗ trũng, nước dâng lên đến tận nóc hết kê nổi, phải khoét vách làm lối vào nhà, mọi sinh hoạt hàng ngày đều ở trên xuồng.
Tiếc của, người dân chống xuồng ba lá ra đồng, rồi dùng sào tre vớt vác những bông lúa đang chìm dưới nước đã ngả màu, bốc mùi về phơi khô.
Giữa mùa lũ năm đó, vợ Minh mang song thai, nhưng hai bé xấu số khi sinh ra. Minh dùng những tấm ván ghép lại làm áo quan cho con. Năm ấy, bốn phía chỉ thấy màu trắng xóa chạy đến cuối chân trời. Không có chỗ đất cao, Minh ứa nước mắt, dùng thân tre xốc chéo, làm nơi treo tạm chiếc quách. Phải gần một tháng sau lũ rút, hai con anh mới được an táng tử tế.
Dân vùng lũ ngày ấy thường nhận ra nhà nào vừa có người qua đời qua những căn chòi lá nhỏ treo đèn dầu gác chơ vơ giữa ruộng. Những người giăng câu, lưới từ xứ khác đến không rành phong tục, giữa đêm mưa bão nơi đồng lũ, họ lần theo ánh đèn sáng. Chống xuồng đến nơi thấy quan tài nằm lạnh lẽo, họ chân tay rụng rời, thất thần chống theo chiều ngược lại, Năm Minh kể.
Năm năm sau ngày mất của hai con, một buổi sáng mùa lũ năm 1996, Năm Minh cùng nhóm thợ cày vừa trở về sau gần một tháng nơi đồng lạ, ghé chợ mua gạo, mắm muối cho vợ con. Xuồng vừa cặp vô chợ, từ xa đã nghe người quen báo tin dữ. Minh bán tin bán nghi, khi về gần đến nhà, xa xa đã thấy hàng xóm chống xuồng vây quanh căn chòi nhỏ. Anh ngã quỵ.
Một buổi chiều bơi xuồng đi thăm người quen, vợ Minh đổ bệnh đột ngột. Ở nơi "khỉ ho, cò gáy" thiếu thuốc men, chị lịm dần rồi qua đời trên chiếc xuồng ba lá, giữa biển nước mênh mông. Căn chòi của hai vợ chồng, ngoài chiếc giường kê là nơi ăn cơm, cũng là nơi ngủ, trống huơ. Hàng xóm thấy vậy mỗi người góp nửa bộ ván nằm để anh đóng quan tài cho vợ. Không có đất chôn, Minh để quan tài nằm luôn trên xuồng, cột dây bên căn chòi. Những ngày sau đó, lũ rút, anh mới đưa thi thể vợ đến gò đất cao của người quen cách đó ba cây số chôn cất.
Năm Minh là một trong nhiều nông dân thuộc thế hệ cư dân Đồng bằng sông Cửu Long một thời bị ảnh hưởng bởi lũ. Trong vòng 20 năm qua, miền Tây xuất hiện vài trận lũ lớn đáng kể, như năm 2000, 2001, 2002 và 2011. Trong đó, lũ năm 2000 là cơn lũ lịch sử lớn nhất trong vòng 70 năm qua. Đỉnh lũ tại Tân Châu (An Giang) ở mức 4,78 m, cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1978, 1996 từ 30 đến 50 cm.
Lũ năm 2000 ảnh hưởng đến 8 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, làm 481 người chết, thiệt hại mùa màng, nhà cửa gần 4.000 tỷ đồng. Tại Long An, cơn lũ khiến 75.000 ha lúa ngập, mất trắng; 600.000 người dân bị mất nhà; hàng trăm trường học, km đường, cầu bị hư hại; 78 người chết; tổng thiệt hại hơn 670 tỷ đồng.
Ông Lê Thanh Tâm (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Long An từ 1999-2005) nhớ lại, khoảng 20 năm trở về trước, Đồng Tháp Mười hầu như năm nào cũng có lũ lớn. Do chưa có hệ thống đê bao nên mỗi mùa lũ, không còn phân biệt được sông rạch và đường sá, xung quanh chỉ là biển nước. Mọi sinh hoạt, đi lại của người dân đều trên xuồng.
Những năm đó, đến mùa nước nổi, các cấp chính quyền được chỉ đạo gác mọi hoạt động khác, ưu tiên chống lũ. "Thời đó, cá tôm phong phú, nhưng năm nào cũng có hàng trăm người chết, chủ yếu là trẻ em. Sau lũ, nhà cửa, đường sá, công trình đều bị hư hại phải khắc phục rất vất vả", nguyên Bí thư tỉnh Long An kể.
Từ những năm 2000 trở về sau, tỉnh Long An và nhiều tỉnh khác ở miền Tây bắt đầu chủ trương đầu tư các cụm, tuyến dân cư ở vùng lũ để đưa người dân vào sinh sống những tháng nước nổi, góp phần ổn định cuộc sống.
Người dân chống xuồng quanh chợ thị trấn Mộc Hóa (nay là thị xã Kiến Tường, Long An) trong trận lũ lớn lịch sử năm 2000. Ảnh: Lâm Chiêu.
Trong cuốn sách "Những ngày cuối của dòng Mekong hùng vĩ", Brian Eyler - Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson (Mỹ) ghi nhận, Ủy hội sông Mekong năm 2017 đã xác định mỗi năm lũ lụt ở đồng bằng gây tổn thất khoảng 60 đến 70 triệu USD, đồng thời mùa nước nổi cũng mang lại lợi ích từ 8 đến 10 tỷ USD. Trầm tích do lũ lụt hàng năm của con sông mang lại là phần tạo lập cơ bản của Đồng bằng sông Cửu Long.
"Trong 3.000 năm qua, hàng năm sông Mekong đã vận chuyển khoảng 150 triệu tấn trầm tích trong hệ thống của nó đến đồng bằng này", Brian Eyler viết. Tác giả cũng cho rằng, nếu không có trầm tích, đất của đồng bằng sẽ rã ra trong điều kiện tự nhiên, cùng với việc khai thác nước ngầm quá mức và mực nước biển dâng cao, tình hình sẽ nhanh chóng xấu đi.
Năm Minh không rành những con số và các thứ phức tạp đó. Sau những mùa lũ buồn, ông cùng mấy đứa con dọn nhà sang xứ khác. Căn nhà mới của ông cách đó hơn 10 cây số, là vùng đất có đê bao xung quanh, nơi người dân có thể trồng được lúa một năm ba vụ. Ông chấp nối với một phụ nữ địa phương và có thêm bốn đứa con nữa.
Mảnh ruộng 6.000 m2 của gia đình ông sau nhiều năm hoạt động hết công suất, không được tiếp tế phù sa do lũ thấp một thời gian dài, phải tăng đầu tư phân bón, thuốc hóa học. Mùa vụ vì thế không có dư là bao. Những con đê cao ngất xưa dùng để ngăn lũ, giờ con nước không về, trở thành những "thành trì".
"Hồi xưa chỉ lo thiếu gạo chứ không thiếu cá, mùa nước đi chọc ổ kiến vàng câu cá chài, cá rô biển ăn không hết. Bây giờ phân thuốc dữ quá, nước lại không về, kiến lẫn cá đều đã tuyệt chủng, mấy đứa con, cháu cũng lần lượt bỏ xứ đi biệt tăm", ông Năm Minh nói, giọng buồn hiu.
TP HCM tìm cách thu hút đầu tư cho giao thông sau khi các dự án thực hiện theo hình thức BT bị dừng triển khai khiến nhiều công trình gặp khó khăn về vốn.
Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Phan Công Bằng trả lời VnExpress về thực trạng và giải pháp tìm kiếm vốn đầu tư cho giao thông thành phố sau khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được Quốc hội thông qua ngày 16/8 bỏ quy định về các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) ra khỏi luật.
Ông Phan Công Bằng trả lời phỏng vấn VnExpress ngày 25/9. Ảnh: Giang Anh.
- Việc các dự án BT bị dừng thực hiện từ ngày 15/8/2020 ảnh hưởng thế nào tới đầu tư dự án giao thông ở thành phố?
- Trước yêu cầu phát triển nhưng nguồn ngân sách hạn hẹp, những năm qua TP HCM tập trung thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách theo phương thức PPP, trong đó có BT để phát triển giao thông. Tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài (đường Phạm Văn Đồng) là công trình đầu tiên ký hợp đồng BT của thành phố, vào năm 2007.
Bằng hình thức này, sau đó nhiều công trình giao thông trọng điểm cũng được triển khai và hoàn thành, không chỉ góp phần giảm áp lực kẹt xe mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Cụ thể như cầu Sài Gòn 2 đã đưa vào khai thác, cầu Thủ Thiêm 2 (nối quận 1 qua quận 2), bốn tuyến đường trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở quận 2... đang làm theo hình thức BT.
Tuy nhiên, vừa rồi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư đã dừng dự án BT. Do đó song song việc chờ các nghị định hướng dẫn chi tiết, Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các sở, ngành xem xét cụ thể các dự án đầu tư theo hình thức này phải ngưng, đề xuất tìm kiếm nguồn vốn khác phù hợp.
Việc dừng dự án BT sẽ đem lại thách thức trong tìm nguồn đầu tư thực hiện các công trình giao thông ở TP HCM. Đơn cử như dự án cầu Cần Giờ có tổng vốn khoảng 10.000 tỷ đồng, dự kiến đầu tư bằng phương thức PPP. Trong đó chia thành hai hợp đồng gồm BT, vốn khoảng 7.600 tỷ đồng, còn lại theo hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) khoảng 2.400 tỷ đồng. Do hợp đồng BT bị loại khỏi PPP nên dự án phải điều chỉnh phương thức đầu tư.
- TP HCM đang triển khai bao nhiêu dự án giao thông đầu tư theo hình thức BT?
- Ngoài ngân sách và ODA (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), từ năm 2005 có rất nhiều dự án ở thành phố thực hiện theo hình thức PPP. Trong đó, thành phố triển khai 22 dự án gồm các hợp đồng BT, BOT và BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh) có tổng vốn khoảng 51.000 tỷ đồng. Ngoài ra còn có nhiều dự án đang lập chủ trương đầu tư theo các phương thức trên.
Trong khi đó với vốn ngân sách giai đoạn 2016-2020, kế hoạch vốn bố trí theo tiến độ và khả năng thực hiện cho các dự án thuộc Chương trình Giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông đạt hơn 12.600 tỷ đồng, đáp ứng khoảng 27% nhu cầu dự kiến.
- Trước việc dự án BT bị ngừng thực hiện, TP HCM có giải pháp nào tìm nguồn vốn đầu tư thay thế?
- Quy định chi tiết đã có trong Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Dựa theo quy định mới này, ở từng dự án cụ thể thành phố sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng, từ đó đưa ra phương án tìm các nguồn vốn đầu tư khác.
Khi hình thức đầu tư BT không còn, ngoài các phương thức đầu tư khác như BOT, BOO... cần xem xét và tính toán thêm nhiều giải pháp giảm gánh nặng cho ngân sách. Trong đó có thể nghiên cứu phương án nhà đầu tư các dự án đóng góp một phần chi phí xây dựng hạ tầng (giao thông, thoát nước, môi trường...) kết nối tiếp giáp dự án được duyệt. Nhà đầu tư đóng góp nhiều hay ít tùy theo quy mô công trình và tác động dự án lên hạ tầng.
Nếu chịu một phần chi phí làm hạ tầng xung quanh về lâu dài nhà đầu tư cũng được lợi bởi giá trị dự án sẽ tăng, uy tín và thương hiệu cũng tốt hơn nhiều. Tuy vậy để phương án này được thực hiện sẽ phải nghiên cứu và tính toán rất kỹ, đặc biệt hoàn thiện khung pháp lý.
Đường Phạm Văn Đồng là công trình đầu tiên ký hợp đồng BT của TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
- Từ năm 2017, tỷ lệ ngân sách mà TP HCM được giữ giảm từ 23% xuống còn 18% ảnh hưởng thế nào đến nguồn vốn đầu tư giao thông của thành phố?
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP HCM đến năm 2020, tầm nhìn 2025 với tổng nhu cầu vốn cần 2,7 - 3 triệu tỷ đồng cho giai đoạn 2016-2020, trong đó ngân sách chiếm 10%. Đến giai đoạn 2021-2025, nhu cầu vốn đầu tư cho thành phố tăng lên 5 - 5,6 triệu tỷ đồng, trong đó tỷ lệ vốn ngân sách 8%.
Ở giai đoạn 2017-2020, tỷ lệ ngân sách giữ lại của TP HCM hàng năm bị giảm mạnh từ 23% xuống 18%. Điều này diễn ra trong bối cảnh đầu tư phát triển hạ tầng, kinh phí cho các chính sách, chế độ ngày càng tăng... dẫn đến vốn cho các công trình giao thông trọng điểm gặp nhiều trở ngại. Chưa kể một số dự án do Bộ Giao thông Vận tải đầu tư ở địa bàn thành phố như Vành đai 3, cao tốc Bến Lức - Long Thành... đến nay chưa có, làm giao thông TP HCM càng trở nên bức bí.
Cần phải nhìn nhận rằng, một con đường nếu được đầu tư, xây dựng ở TP HCM thì khả năng sinh lợi và hiệu quả cao hơn. Ví dụ như khu vực cảng Cát Lái (quận 2) là điểm nóng về kẹt xe ở thành phố nhiều năm do hạ tầng chưa đồng bộ. Theo tôi biết, cảng này năm 2019 thu khoảng 93.000 tỷ đồng từ thuế xuất nhập khẩu. Nếu 10% nguồn thu này được giữ lại đầu tư hoàn chỉnh giao thông ở Cát Lái sẽ khiến cảng tăng công suất khai thác, thu về cho ngân sách nhiều hơn nữa.
Với tỷ lệ phân bổ ngân sách như vậy, thực tế không chỉ TP HCM mà cả các địa phương xung quanh cũng bị ảnh hưởng, bất lợi. Thành phố phải tìm nhiều cách thức huy động vốn ngoài ngân sách, vận dụng linh hoạt mô hình đối tác công tư để có thêm vốn đầu tư giải quyết những yêu cầu cấp thiết.
- Dự án BT giúp huy động vốn trong lĩnh vực giao thông, giảm gánh nặng cho ngân sách. Tuy nhiên hình thức đầu tư này tạo ra nhiều hệ lụy khi có tình trạng mua công trình giá đắt và đổi lại đất đai, tài sản công với giá rẻ khiến nhà nước thất thoát ngân sách. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
- Phương thức đầu tư đối tác công tư nói chung và hợp đồng BT nói riêng thực tế mang lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận với hình thức BT, công trình do nhà đầu tư xây dựng được thanh toán bằng quỹ đất. Trong đó có những vấn đề như cho nhà đầu tư tự cân đối chi phí và lập đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi. Việc này có ưu điểm đẩy nhanh tiến độ dự án nhưng đem lại một số hạn chế trong chất lượng lập dự án.
Ngoài ra, thời gian qua hệ thống văn bản pháp lý liên quan đầu tư theo phương thức PPP còn một số bất cập, nhiều thay đổi nên khi áp dụng trên thực tế có một số hạn chế. Mặt khác, việc quản lý quỹ đất thanh toán chưa tập trung vào một cơ quan quản lý nhà nước nên việc rà soát, tham mưu thiếu đồng bộ. Chưa kể quá trình thanh toán còn chậm làm phát sinh lãi vay trong các dự án.
Đó là một số bất cập tồn tại ở dự án BT. Tuy nhiên tôi cho rằng khi triển khai đúng hướng, có giải pháp quản lý chặt chẽ từ pháp lý đến lúc triển khai, kiểm tra, giám sát... thì dự án đầu tư theo phương thức PPP, trong đó có BT mang lại hiệu quả lớn. Việc đó giúp thu hút vốn đầu tư cho hạ tầng và giải quyết nhu cầu vốn trong điều kiện ngân sách hạn hẹp.
Hạt giống số một Novak Djokovic phấn khích khi thắng chóng vánh Mikael Ymer 6-0, 6-2, 6-3 ở vòng một Roland Garros 2020.
Djokovic giành tới 9 trong số 11 điểm break point ở vòng một Roland Garros. Ảnh: AFP.
- Có nhiều điểm tương đồng giữa năm nay và 2016, khi anh vô địch Roland Garros. Anh nghĩ gì về điều này?
- Thú thực, tôi không thích những so sánh như vậy bởi mỗi mùa giải là một câu chuyện khác nhau. Tôi tự tin vì đã vô địch Australia Mở rộng, giành một danh hiệu trên sân đất nện (Rome Masters), và toàn thắng kể từ đầu năm 2020, ngoại trừ tai nạn ở New York (Mỹ Mở rộng). Qua mỗi chiến thắng, sự tự tin trong tôi lại tăng thêm một chút.
Năm nay, những gì mà tôi cùng các đồng nghiệp trải nghiệm ở Roland Garros khác nhiều những mùa trước. Tôi được nghe nhiều lời ca thán về trái bóng có vẻ nặng hơn, sân thi đấu không thực sự tốt và thời tiết cũng lạnh hơn. Tất cả đã ảnh hưởng đến trận đấu.
Vượt lên tất cả, tôi nghĩ mình đã học được cách thích nghi với điều kiện thi đấu mới. Tôi hài lòng với những gì đã thể hiện trên sân, và sẵn sàng cả về thể chất lẫn tinh thần để tiến sâu vào giải. Hy vọng, tôi sẽ có một mùa giải hạnh phúc tại Paris.
Vô địch Roland Garros là giấc mơ tôi hằng ước ao vào đầu mỗi năm thi đấu. Tôi đã hưởng niềm vui ấy và lấy đó làm động lực để tới đây. Là một người giàu tham vọng, tôi sẽ nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu.
- Tại sao anh lại thực hiện nhiều pha đánh lỏng tay ở trận đầu tiên?
- Tôi nghĩ đó là một kỹ thuật quan trọng khi chơi trên mặt sân đất nện. Như tôi đã nói, năm nay điều kiện thi đấu khác mọi năm. Khi thi đấu trên sân đất nện, VĐV thường có xu hướng lùi sâu khỏi vạch cuối sân để có thêm thời gian trả bóng. Nhưng do mặt sân có vẻ mềm hơn, trái bóng sẽ nẩy lên thấp hơn.
Về mặt chiến thuật, bất cứ tay vợt nào cũng phải nắm chắc kiểu đánh này và sử dụng một cách khôn ngoan. Nếu vận dụng hợp lý, bạn sẽ khiến đối thủ khó lường. Có thể tôi đã hơi lạm dụng, nhưng trên hết, nó đã phát huy một cách hiệu quả.
- Để đi tới chung kết, phải chăng anh sẽ hướng tới những trận thắng chóng vánh?
- Thắng 6-0 ở set đầu tiên, trong trận mở màn một giải Grand Slam luôn là cách tốt nhất để bạn làm nóng. Đó chính xác là những gì tôi muốn khi liên tục chơi bóng ở cường độ cao.
Là một ứng viên, bạn sẽ luôn gặp các đối thủ nhập cuộc với tư tưởng không có gì để mất ở những vòng ngoài. Chúng ta có thể những bất ngờ đã xảy ra như với Daniil Medvedev. Đó sẽ là thách thức thực sự cho nhóm hạt giống, những người luôn bị đặt dưới áp lực chiến thắng. Bởi vậy, thi đấu tốt, chứng tỏ được thực lực ở những vòng đầu vô cùng quan trọng.
Nhiều phương án thu hút vốn đầu tư hạ tầng giao thông được TP HCM nghiên cứu, vận dụng nhằm giảm gánh nặng ngân sách sau khi dự án BT bị dừng thực hiện.
Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Phan Công Bằng trả lời VnExpress về thực trạng và giải pháp tìm kiếm vốn đầu tư cho giao thông thành phố sau khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được Quốc hội thông qua ngày 16/8 bỏ quy định về các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) ra khỏi luật.
Ông Phan Công Bằng trả lời phỏng vấn VnExpress ngày 25/9. Ảnh: Giang Anh.
- Việc các dự án BT bị dừng thực hiện từ ngày 15/8/2020 ảnh hưởng thế nào tới đầu tư dự án giao thông ở thành phố?
- Trước yêu cầu phát triển nhưng nguồn ngân sách hạn hẹp, những năm qua TP HCM tập trung thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách theo phương thức PPP, trong đó có BT để phát triển giao thông. Tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài (đường Phạm Văn Đồng) là công trình đầu tiên ký hợp đồng BT của thành phố, vào năm 2007.
Bằng hình thức này, sau đó nhiều công trình giao thông trọng điểm cũng được triển khai và hoàn thành, không chỉ góp phần giảm áp lực kẹt xe mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Cụ thể như cầu Sài Gòn 2 đã đưa vào khai thác, cầu Thủ Thiêm 2 (nối quận 1 qua quận 2), bốn tuyến đường trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở quận 2... đang làm theo hình thức BT.
Tuy nhiên, vừa rồi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư đã dừng dự án BT. Do đó song song việc chờ các nghị định hướng dẫn chi tiết, Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các sở, ngành xem xét cụ thể các dự án đầu tư theo hình thức này phải ngưng, đề xuất tìm kiếm nguồn vốn khác phù hợp.
Việc dừng dự án BT sẽ đem lại thách thức trong tìm nguồn đầu tư thực hiện các công trình giao thông ở TP HCM. Đơn cử như dự án cầu Cần Giờ có tổng vốn khoảng 10.000 tỷ đồng, dự kiến đầu tư bằng phương thức PPP. Trong đó chia thành hai hợp đồng gồm BT, vốn khoảng 7.600 tỷ đồng, còn lại theo hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) khoảng 2.400 tỷ đồng. Do hợp đồng BT bị loại khỏi PPP nên dự án phải điều chỉnh phương thức đầu tư.
- TP HCM đang triển khai bao nhiêu dự án giao thông đầu tư theo hình thức BT?
- Ngoài ngân sách và ODA (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), từ năm 2005 có rất nhiều dự án ở thành phố thực hiện theo hình thức PPP. Trong đó, thành phố triển khai 22 dự án gồm các hợp đồng BT, BOT và BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh) có tổng vốn khoảng 51.000 tỷ đồng. Ngoài ra còn có nhiều dự án đang lập chủ trương đầu tư theo các phương thức trên.
Trong khi đó với vốn ngân sách giai đoạn 2016-2020, kế hoạch vốn bố trí theo tiến độ và khả năng thực hiện cho các dự án thuộc Chương trình Giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông đạt hơn 12.600 tỷ đồng, đáp ứng khoảng 27% nhu cầu dự kiến.
- Trước việc dự án BT bị ngừng thực hiện, TP HCM có giải pháp nào tìm nguồn vốn đầu tư thay thế?
- Quy định chi tiết đã có trong Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Dựa theo quy định mới này, ở từng dự án cụ thể thành phố sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng, từ đó đưa ra phương án tìm các nguồn vốn đầu tư khác.
Khi hình thức đầu tư BT không còn, ngoài các phương thức đầu tư khác như BOT, BOO... cần xem xét và tính toán thêm nhiều giải pháp giảm gánh nặng cho ngân sách. Trong đó có thể nghiên cứu phương án nhà đầu tư các dự án đóng góp một phần chi phí xây dựng hạ tầng (giao thông, thoát nước, môi trường...) kết nối tiếp giáp dự án được duyệt. Nhà đầu tư đóng góp nhiều hay ít tùy theo quy mô công trình và tác động dự án lên hạ tầng.
Nếu chịu một phần chi phí làm hạ tầng xung quanh về lâu dài nhà đầu tư cũng được lợi bởi giá trị dự án sẽ tăng, uy tín và thương hiệu cũng tốt hơn nhiều. Tuy vậy để phương án này được thực hiện sẽ phải nghiên cứu và tính toán rất kỹ, đặc biệt hoàn thiện khung pháp lý.
Đường Phạm Văn Đồng là công trình đầu tiên ký hợp đồng BT của TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
- Từ năm 2017, tỷ lệ ngân sách mà TP HCM được giữ giảm từ 23% xuống còn 18% ảnh hưởng thế nào đến nguồn vốn đầu tư giao thông của thành phố?
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP HCM đến năm 2020, tầm nhìn 2025 với tổng nhu cầu vốn cần 2,7 - 3 triệu tỷ đồng cho giai đoạn 2016-2020, trong đó ngân sách chiếm 10%. Đến giai đoạn 2021-2025, nhu cầu vốn đầu tư cho thành phố tăng lên 5 - 5,6 triệu tỷ đồng, trong đó tỷ lệ vốn ngân sách 8%.
Ở giai đoạn 2017-2020, tỷ lệ ngân sách giữ lại của TP HCM hàng năm bị giảm mạnh từ 23% xuống 18%. Điều này diễn ra trong bối cảnh đầu tư phát triển hạ tầng, kinh phí cho các chính sách, chế độ ngày càng tăng... dẫn đến vốn cho các công trình giao thông trọng điểm gặp nhiều trở ngại. Chưa kể một số dự án do Bộ Giao thông Vận tải đầu tư ở địa bàn thành phố như Vành đai 3, cao tốc Bến Lức - Long Thành... đến nay chưa có, làm giao thông TP HCM càng trở nên bức bí.
Cần phải nhìn nhận rằng, một con đường nếu được đầu tư, xây dựng ở TP HCM thì khả năng sinh lợi và hiệu quả cao hơn. Ví dụ như khu vực cảng Cát Lái (quận 2) là điểm nóng về kẹt xe ở thành phố nhiều năm do hạ tầng chưa đồng bộ. Theo tôi biết, cảng này năm 2019 thu khoảng 93.000 tỷ đồng từ thuế xuất nhập khẩu. Nếu 10% nguồn thu này được giữ lại đầu tư hoàn chỉnh giao thông ở Cát Lái sẽ khiến cảng tăng công suất khai thác, thu về cho ngân sách nhiều hơn nữa.
Với tỷ lệ phân bổ ngân sách như vậy, thực tế không chỉ TP HCM mà cả các địa phương xung quanh cũng bị ảnh hưởng, bất lợi. Thành phố phải tìm nhiều cách thức huy động vốn ngoài ngân sách, vận dụng linh hoạt mô hình đối tác công tư để có thêm vốn đầu tư giải quyết những yêu cầu cấp thiết.
- Dự án BT giúp huy động vốn trong lĩnh vực giao thông, giảm gánh nặng cho ngân sách. Tuy nhiên hình thức đầu tư này tạo ra nhiều hệ lụy khi có tình trạng mua công trình giá đắt và đổi lại đất đai, tài sản công với giá rẻ khiến nhà nước thất thoát ngân sách. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
- Phương thức đầu tư đối tác công tư nói chung và hợp đồng BT nói riêng thực tế mang lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận với hình thức BT, công trình do nhà đầu tư xây dựng được thanh toán bằng quỹ đất. Trong đó có những vấn đề như cho nhà đầu tư tự cân đối chi phí và lập đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi. Việc này có ưu điểm đẩy nhanh tiến độ dự án nhưng đem lại một số hạn chế trong chất lượng lập dự án.
Ngoài ra, thời gian qua hệ thống văn bản pháp lý liên quan đầu tư theo phương thức PPP còn một số bất cập, nhiều thay đổi nên khi áp dụng trên thực tế có một số hạn chế. Mặt khác, việc quản lý quỹ đất thanh toán chưa tập trung vào một cơ quan quản lý nhà nước nên việc rà soát, tham mưu thiếu đồng bộ. Chưa kể quá trình thanh toán còn chậm làm phát sinh lãi vay trong các dự án.
Đó là một số bất cập tồn tại ở dự án BT. Tuy nhiên tôi cho rằng khi triển khai đúng hướng, có giải pháp quản lý chặt chẽ từ pháp lý đến lúc triển khai, kiểm tra, giám sát... thì dự án đầu tư theo phương thức PPP, trong đó có BT mang lại hiệu quả lớn. Việc đó giúp thu hút vốn đầu tư cho hạ tầng và giải quyết nhu cầu vốn trong điều kiện ngân sách hạn hẹp.