TP HCM10 đơn vị tư vấn thiết kế nước ngoài đủ năng lực, uy tín sẽ được mời tham gia thi chọn thiết kế kiến trúc nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm.
Theo tờ trình vừa được Sở Quy hoạch - Kiến trúc gửi UBND TP HCM, việc thi tuyển phương án kiến trúc Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch (quận 2) sẽ được tổ chức từ tháng 7-11, với hình thức thi tuyển quốc tế theo quy định Thông tư 13 của Bộ Xây dựng với kinh phí gần 3,8 tỷ đồng.
Đơn vị dự thi đạt giải nhất sẽ nhận phần thưởng 1,2 tỷ đồng; giải nhì 700 triệu đồng; giải 3 là 300 triệu đồng và giải khuyến khích 100 triệu đồng.
Động thái này là bước khởi động cho dự án được thành phố ấp ủ suốt 20 năm qua. Theo kế hoạch, công trình sẽ được thi thiết kế và hoàn thành thủ tục khởi công năm 2019 - 2020; khởi công và hoàn thiện năm 2021-2022.
Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch sẽ được xây tại Khu chức năng số 1 của Khu đô thị Thủ Thiêm, cách trung tâm thành phố khoảng 300 m. Ảnh: Google maps.
Chính quyền thành phố yêu cầu cuộc thi phải công bằng, minh bạch đúng quy chế thi tuyển. Hội đồng thi tuyển có đại diện Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Kiến trúc sư TP HCM, ĐH Kiến trúc, Ban Đô thị HĐND thành phố, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa - Thể thao, UBND quận 2, Nhà hát nhạc giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch...
Sau khi tổ chức thi, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp (Sở Văn hoá - Thể thao) sẽ trình kết quả để UBND thành phố xem xét phê duyệt.
Trước đó, cuối tháng 4, UBND thành phố đã duyệt nhiệm vụ tổ chức thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình này. Thành phố yêu cầu phương án thiết kế được chọn phải mang tính biểu tượng, đặc trưng riêng của TP HCM, đồng thời hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
Nhà hát cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tổ chức được các chương trình, sự kiện âm nhạc đẳng cấp quốc tế. Quy mô chương trình vừa chuyên sâu (nhạc hàn lâm, nhạc kịch, vũ kịch và các loại hình nghệ thuật khác của Việt Nam), vừa đa dụng (có thêm khu vực để có thể tổ chức đào tạo, triển lãm chuyên ngành, các buổi hội nghị và hội thảo).
Dự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch có vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, nằm ở khu chức năng số 1 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) được HĐND thành phố hồi tháng 10/2018. Nhà hát có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng lớn và nhỏ.
Vị trí nhà hát được xây tại góc cầu Thủ Thiêm 2 (hướng từ quận 1 qua Thủ Thiêm), kết nối với phố đi bộ Nguyễn Huệ bằng cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn. Ngoài nhà hát, nơi đây còn có các công trình quan trọng như: Quảng trường trung tâm; Trung tâm hội nghị triển lãm; Trung tâm triển lãm quy hoạch, Bảo tàng...
Theo UBND TP HCM, việc xây dựng Nhà hát giao hưởng đạt tiêu chuẩn quốc tế là thật sự . Đây sẽ là công trình văn hóa mang tính biểu tượng, điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật của TP HCM.
Cao BằngDẫn nước từ hang Sa Đeng sâu 36 m lên bờ ruộng lúa, bảy người ở xã Đoài Thương, huyện Trùng Khánh, bị ngạt khí, trong đó hai người chết.
Sáng 1/7, bà Nông Thị Huyên, Phó chủ tịch xã Đoài Dương, cho biết khoảng 8h ngày 30/6, ông Hứa Văn Háy, 44 tuổi, ở xã Đoài Dương dùng máy tuốt lúa để bơm nước từ hang Sa Đeng (cửa hang rộng 2 m) lên bờ ruộng.
Đến 12h, thấy ông Háy xuống hang kiểm tra máy hơn 20 phút chưa lên, bà Nông Thị Thiên (vợ ông Háy) xuống tìm, sau 5 phút cũng không trở lại. Đang ở trên miệng hang, ông Hứa Văn Phùi xuống tìm, thấy bà Thiên có dấu hiệu khó thở.
Ông Phùi dìu bà Thiên lên đến cửa hang thì cả hai cùng ngất, được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Trùng Khánh. Sau đó, bốn người cùng xóm gồm Hứa Văn Thượng, Nông Văn Cán, Nông Văn Bình và Nông Văn Dụ cùng xuống hang cứu ông Háy.
Tuy nhiên, đi chừng được 30 m thì anh Cán và Bình thấy khó thở nên quay lại. Hai người còn lại tiếp tục xuống đến vị trí của ông Háy thì một người ngất tại chỗ, một người quay ra đến cửa hang thì đổ gục.
Đến 16h30 cùng ngày, lực lượng cứu hộ xã Đoài Dương tới hiện trường, do không đủ dụng cụ nên không thể xuống hang. Đến 20h, sau khi dùng bình dưỡng khí, họ xuống đến đáy hang, đưa thi thể anh Hứa Văn Háy và Nông Văn Dụ lên.
Theo Phó chủ tịch xã Đoài Dương, thời điểm xảy ra sự việc, trong hang nồng nặc mùi khí thải máy bơm, người gặp nạn đều do ngạt khí độc. Từ xưa đến nay, người dân trong xã vẫn lấy nước từ hang Sa Đeng để gieo cấy lúa bậc thang, nhưng chưa bao giờ gặp tai nạn như vậy.
TP HCMTheo các chuyên gia, Thành phố phía Đông cần được áp dụng chính sách đặc thù để phát triển hiệu quả như mô hình Phố Đông (Thượng Hải) hay Gangnam (Seoul).
TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn - chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch - lý giải việc Trung ương nên cho TP HCM thí điểm cơ chế đặc thù ở bởi nguồn vốn để đầu tư hạ tầng thành phố mới này rất lớn. Do đó phải có cơ chế thoáng với những giải pháp phù hợp để thu hút dòng vốn trong và ngoài nước. Nếu chỉ trông vào nguồn ngân sách, TP HCM mất nhiều thời gian mới có thể triển khai đề án.
Ngoài việc Thành phố phía Đông cần có một quy hoạch tổng thể, TP HCM phải lên lộ trình cụ thể như: thời gian xây dựng, nhu cầu vốn mỗi năm, hiệu quả kinh tế xã hội, đóng góp ngân sách cho thành phố... "Không phải cứ nhập 3 quận sẽ mang lại hiệu quả mà còn nhiều việc phải làm để thành phố mới đóng góp trở lại cho TP HCM", ông Sơn nói.
Năm ngoái, theo ông Sơn, khi tổ chức cuộc thi thiết kế Khu đô thị sáng tạo ở phía Đông, thành phố chỉ mới đặt vấn đề phát triển khu đô thị chứ chưa đề cập lập thành phố. Đề bài lúc đó đưa ra chỉ tập trung vào một số khu đất có thể phát triển dự án. Dựa vào đây các đơn vị tư vấn đã đề xuất trong 212 km2 chứ chưa bao trùm hết diện tích 3 quận.
Do đó với đề án Thành phố phía Đông, việc quy hoạch phải nâng lên tầm cao mới so với kết quả đạt được trong cuộc thi năm ngoái hàng chục lần. Vì lúc này không phải nghiên cứu cho một khu đô thị nữa mà cho cả một Thành phố rộng 212 km2 với hơn một triệu dân. Sáu khu đô thị ở phía Đông sẽ là động lực chỉnh trang các khu đô thị hiện hữu.
"Việc xây dựng Thành phố phía Đông sẽ giúp tổng sản phẩm nội địa (GDP) thành phố tăng rất nhiều. Nhưng để thực hiện được cần có cách tiếp cận mới và những giải pháp phù hợp cho đề án tham vọng thế này", ông Sơn nói.
Quận 2 với trung tâm là Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là một phần của Thành phố phía Đông theo kế hoạch của TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa.
Đồng quan điểm, TS Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường chính sách công và quản lý (Đại học Fulbright Việt Nam) cho rằng, đề xuất xây dựng Thành phố phía Đông mang tầm chiến lược quốc gia. Nếu đề án triển khai thành công góp phần giải quyết hai vấn đề có tính chiến lược của Việt Nam: tạo làn sóng tăng trưởng mới dựa vào đổi mới sáng tạo và tăng cường khả năng an ninh quốc phòng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực.
"Đây là thời điểm phù hợp triển khai đề án vì xu hướng dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu khỏi Trung Quốc do tác động của Covid-19 sẽ làm cho tiến trình này xảy ra nhanh hơn và TP HCM - trung tâm kinh tế lớn nhất nước với truyền thống đi đầu về sự đột phá đang mong muốn lấy lại vị thế của mình", ông Du nói.
Từ kinh nghiệm triển khai những mô hình tương tự trên thế giới, nhất là Gangnam (phía Nam sông Hàn) ở Seoul, Hàn Quốc và Trung Quốc, ông Du cho rằng Thành phố phía Đông cần được xem là dự án trọng điểm quốc gia với các cơ chế đặc biệt liên quan đến việc mở cửa ra bên ngoài, lựa chọn các đối tác chiến lược và trao quyền tự chủ cần thiết để TP HCM phát huy được khả năng, tiềm lực vốn có.
"Đây là sáng kiến tầm vóc và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của quốc gia nên Trung ương cần giao cho TP HCM để có thể triển khai thành công", ông Du nói và cho rằng lúc này TP HCM cần có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ thông tin để chứng minh đề án hiệu quả.
Về tổ chức bộ máy hành chính cho Thành phố phía Đông trong tương lai, theo TS Ngô Viết Nam Sơn, thay vì sáp nhập 3 quận thành một thành phố thì TP HCM nên giữ lại 3 quận và 3 quận này sẽ thuộc Thành phố phía Đông. Phương án này phù hợp với mô hình đô thị thông minh mà thành phố đang thực hiện với cách quản lý hành chính hiện đại.
"Thành phố phía Đông nhỏ hơn cấp tỉnh, thành nhưng phải lớn hơn cấp quận chứ không thể xem nó ngang hàng với các quận khác. Đề án xây dựng Thành phố phía Đông của TP HCM rất giống với Phố Đông của Thượng Hải", ông Sơn nói và cho rằng Phố Đông là mô hình TP HCM có thể tham khảo.
Theo đó, khi phát triển Phố Đông, Thượng Hải chọn cơ chế hành chính mới gọi là Phó tỉnh - thấp hơn tỉnh nhưng cao hơn quận vì trong Phó tỉnh vẫn có nhiều quận. Phó tỉnh chịu sự quản lý của tỉnh (Phố Đông chịu sự quản lý của TP Thượng Hải) và Thành phố phía Đông chịu sự quản lý của TP HCM. Với phương án này, trong Thành phố phía Đông vẫn có 3 quận.
Đại học Quốc gia TP HCM sẽ là trung tâm giáo dục - đào tạo nhân lực chất lượng cao của Thành phố phía Đông theo kế hoạch. Ảnh: Hữu Khoa.
Ngoài ra, người đứng đầu chính quyền Thành phố phía Đông phải ngang cấp với Phó chủ tịch UBND thành phố, giống như Thị trưởng Phố Đông ngang cấp với Phó chủ tịch Thượng Hải. Điều này rất cần thiết vì với một thành phố mới có quy mô lớn, hiện đại, người đứng đầu phải cao hơn giám đốc sở mới có thể chỉ đạo thông suốt.
"Nếu lãnh đạo Thành phố phía Đông chỉ ngang cấp quận, tôi nghĩ đề án này khó thành công", ông Sơn nói.
Ông Đỗ Văn Đạo, nguyên Phó giám đốc Sở Nội vụ TP HCM cho rằng, đề nghị thành lập Khu đô thị sáng tạo và Thành phố phía Đông ở thời điểm hiện nay có nhiều thuận lợi về cơ sở pháp lý so với năm 2013. Bởi xét về mặt hành chính trước năm 1997, 3 quận trong đề án vốn là một đơn vị hành chính cấp huyện Thủ Đức. Về mặt lịch sử, người dân 3 quận hiện nay và huyện Thủ Đức vốn có truyền thống đoàn kết xây dựng địa phương ngày càng phát triển.
"Khó khăn nằm ở chỗ sẽ có tâm lý lo lắng về tương lai của đội ngũ cán bộ, công chức sau khi 3 quận sáp nhập", ông Đạo nói.
Để thực hiện được mục tiêu như yêu cầu đặt ra, thành phố cần đề xuất Trung ương được thực hiện những quyền tự chủ trong khuôn khổ mô hình chính quyền đô thị được luật hóa tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019.
Đồng thời, TP HCM trong thẩm quyền của mình sẽ thể chế hóa những cơ chế để phân cấp, ủy quyền cho chính quyền và lãnh đạo Thành phố phía Đông. Người đứng đầu được chủ động giải quyết các vấn đề về quản lý đô thị, đầu tư, phát triển kinh tế, kinh doanh... nhằm phục vụ tốt nhất doanh nghiệp và người dân.
6 khu chức năng của Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông theo phương án thiết kế được UBND TP HCM chọn trong cuộc thi năm ngoái. Ảnh: Hữu Công.
Đề án Thành phố phía Đông (diện tích 212 km2) tương đương quy mô phát triển quận Gangnam ở cuối thập niên 1960 và bằng nửa quy mô Phố Đông vào đầu thập niên 1990. Gangnam hiện có nhiều công ty lớn trên thế giới đặt trụ sở và là trung tâm đổi mới sáng tạo của Hàn Quốc. Còn Phố Đông giờ thành niềm tự hào và là nhân tố tạo dựng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Trung Quốc. Quy mô GDP năm 2019 của Phố Đông gần 185 tỷ USD, bằng 50% Singapore, 70% Việt Nam, và gấp 3 lần TP HCM.
Theo TS Huỳnh Thế Du, so với thời điểm Gangnam và Phố Đông được bắt đầu, đề án Thành phố phía Đông hiện thuận lợi hơn về hạ tầng và điều kiện kết nối: diện tích đất đai để phát triển dự án được sẵn sàng; những điều kiện cơ bản cho trung tâm tài chính - thương mại tại Thủ Thiêm đã có và khu công nghệ cao tạo được vị thế của mình.
"Phía Nam sông Hàn vào thập niên 1960 là vùng đất nông nghiệp trồng bắp cải và lê, rất ít người sinh sống, nhưng sự thành công của Gangnam cho thấy chiến lược đúng đắn của Hàn Quốc nói chung, Seoul nói riêng trong việc tạo ra kỳ tích sông Hàn", ông Du nói.
Tương tự, tại Trung Quốc, ngay từ khi triển khai, do tầm quan trọng đặc biệt nên Phố Đông được đưa vào danh mục dự án trọng điểm quốc gia. Quy hoạch của Phố Đông gồm bốn cấu phần chính: trung tâm tài chính thương mại, khu công nghệ cao, khu chế xuất và khu thương mại tự do. Trong đó, trung tâm tài chính và khu công nghệ cao là các điểm nhấn quan trọng nhất.
Theo ông Du, sự năng động sáng tạo và quyết tâm của chính quyền Thượng Hải lẫn Chính phủ Trung Quốc đóng vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố đem lại thành công cho Phố Đông. Từ một vùng đất nghèo và lạc hậu nằm bên con sông Hoàng Phố, Phố Đông trở thành trung tâm tài chính, thương mại, chuyển giao công nghệ, thu hút nhân tài... của khu vực và thế giới.
Cơn đau đầu của HLV Park Hang-seo về nhân sự cho hàng công đội tuyển Việt Nam ngày một nặng nề khi nhìn vào bức tranh ở V-League.
Chỉ bốn bàn thắng trong tổng số 15 bàn của vòng 7 được ghi bởi các tiền đạo nội, tỷ lệ là 26%. Vòng 6 trước đó, tỷ lệ chỉ là 33%.
Sau hai trận liền "nổ súng", Công Phượng "tịt ngòi" ở trận đấu thứ ba, và TP HCM lại có trận không thắng - bị Đà Nẵng hôm 29/6. Đây có thể không phải là vấn đề quá nghiêm trọng của HLV TP HCM Chung Hae-seung, vì ít ra trong tay ông vẫn có những cầu thủ ngoại. Nhưng câu chuyện của Công Phượng lại cho thấy điểm yếu bao lâu nay của bóng đá Việt Nam chẳng thay đổi.
Công Phượng lại im tiếng sau hai trận liền nổ súng. Ảnh: Đức Đồng.
Trước Đà Nẵng, HLV Chung Hae-seung để Phượng đá 58 phút, sau đó "giở bài cũ" đưa Xuân Nam vào sân để hy vọng cái duyên ghi bàn của "siêu dự bị" sẽ giúp TP HCM tạo đột biến. Mọi thứ vẫn chẳng khá hơn. Kể từ khi V-League trở lại, Xuân Nam không hề ghi bàn, dù đá dự bị hay xuất phát từ đầu. "Kép chính" trong trên sân Thống Nhất vẫn là các ngoại binh. Với các tiền đạo nội, có vẻ khi bị bắt bài, họ dễ rơi vào trạng thái bế tắc, chịu trận. Ngược lại, với các ngoại binh, nhờ thể lực và chiều cao, mỗi cá nhân có thể tạo ra đột biến và gợi mở nhiều phương án để giúp HLV giải quyết trận đấu.
Trong danh sách ghi bàn hiện nay của V-League, ở top 10 chân sút, chỉ có duy nhất một nội binh. Đó là Phan Văn Long của Đà Nẵng, đội đang sở hữu Hà Đức Chinh - tiền đạo mới ghi một bàn dù được HLV Lê Huỳnh Đức tạo điều kiện ra sân liên tục gần đây. Đà Nẵng lại là đội sở hữu nhiều bàn thắng nhất giải. Nếu mở rộng danh sách, trong 20 chân sút hàng đầu, chỉ năm cầu thủ Việt, chiếm tỷ lệ 25%.
Không có gì mô tả một cách chân thực nhất thực trạng khan hiếm tiền đạo nội ở -V-League bằng chính trận ngay sân Hàng Đẫy. Người ghi bàn duy nhất của trận đấu cho Sài Gòn là một cầu thủ ngoại, đến từ một tình huống khó, sút xa. Ngược lại, chân sút nội hàng đầu của Hà Nội - Nguyễn Văn Quyết - lại thất bại ở tình huống dễ dàng hơn nhiều, với cú sút phạt đền đưa bóng lên trời. Chừng đó đủ thấy vai trò của ngoại binh quan trọng thế nào trong việc quyết định kết quả của trận đấu, cũng như sinh mệnh của đội bóng.
Một ví dụ khác là HAGL - đội mới ghi ba bàn từ khi V-League tái đấu đến nay. Những người yêu quý CLB này có thể phiền trách các đối thủ của họ đã chơi bóng quá rắn, như trong trận tại vòng 7, khiến cho những phẩm chất về kỹ thuật của HAGL không có chỗ để phát huy. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, chỉ gặp các đối thủ rắn như vậy, những gì hay nhất của một đội bóng tấn công mới phát lộ được. Nếu đối phương không cho bạn chơi bóng, thì bạn lại càng phải phát huy tối đa điểm mạnh của bản thân là tấn công. Nên khi HAGL cứ đá mãi mà không thể ghi bàn, khái niệm "bóng đá tấn công" vốn dành cho họ cần phải được suy xét lại. Trong đội tuyển của HLV Park Hang-seo, các cầu thủ được gọi lên từ HAGL chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu về bàn thắng. Họ không thành công, thầy Park hẳn cũng chẳng vui vẻ gì.
Văn Toàn là một trong những chân sút nội được HLV Park Hang-seo chấm cho tuyển Việt Nam, nhưng anh đang chơi không tốt ở HAGL. Ảnh: Lâm Thỏa.
V-League không phải là mảnh đất màu mỡ cho các chân sút. Lối chơi thực dụng đang là một lựa chọn hàng đầu trong cuộc đua ngày càng khốc liệt. Sài Gòn FC, đội đang bất bại và đứng nhì bảng, chỉ ghi được tám bàn qua bảy trận, nhưng họ chỉ mới nhận ba bàn thua. Cựu HLV Sài Gòn, ông Nguyễn Thành Công, khi về làm việc tại Thanh Hóa, đã tạo ra những thay đổi toàn diện với 10 điểm sau bốn trận liên tục bất bại, trong đó có đến ba chiến thắng. Bí quyết thành công của ông? Rất đơn giản: chỉ thủng lưới một bàn duy nhất, trong khi chỉ ghi có bốn bàn. Như vậy, nếu chuyện thành - bại của V-League liên quan đến số bàn thua hơn là số bàn thắng, thì các chân sút nội sẽ khó có cơ hội thể hiện bản thân, chưa nói đến việc họ phải tranh đua vị trí ra sân với ngoại binh.
HLV Park Hang-seo phiền lòng... cũng đành chịu. Thể thức thi đấu mới, theo lý giải của Chủ tịch kiêm HLV đội Sài Gòn Vũ Tiến Thành, buộc các đội bóng phải lựa chọn sự thực tế, nhằm tồn tại trước đã. Nếu Sài Gòn tiếp tục không thua, họ có thể đứng trong nhóm tám đội đầu bảng để đá giai đoạn hai tranh chức vô địch. Khi đó, không còn lo trụ hạng, có muốn chơi "tất tay" hoặc phiêu lưu một chút cũng chẳng ảnh hưởng gì. Quan điểm đó đã giúp Sài Gòn đánh bại lần lượt hai ứng cử viên được xem có hàng công mạnh nhất - TP HCM rồi Hà Nội - ngay trên sân khách.
Ngược lại, với Hà Nội, dù thiếu vắng hàng loạt trụ cột ở hàng phòng ngự vì chấn thương, vấn đề lớn nhất của họ không phải là số bàn thua, mà là năng lực ghi bàn bị giảm đi quá nhiều. Hiện nay Hà Nội chỉ mới lọt lưới tám bàn, tỷ lệ là 1,2 bàn mỗi trận, như vậy là quá ít so với chính họ, khi mà các mùa trước, trung bình họ thủng lưới đến 1,5 bàn mỗi trận. Nhưng nếu mùa 2018, họ ghi trung bình 2,7 bàn mỗi trận, mùa 2019 là 2,3 bàn mỗi trận, thì sau bảy vòng của V-League 2020, tỷ lệ này chỉ là 1,4 bàn mỗi trận.
Hà Nội từng bất lực suốt cả hiệp hai trong trận thua SLNA ở vòng 5. Còn trong trận thua Sài Gòn, ngoài tình huống đá phạt đền bị hỏng của Văn Quyết, gần như nhà vô địch không tạo ra nhiều những cơ hội nguy hiểm tương tự. Một đội bóng có hàng công như Hà Nội mà bị hóa giải quá dễ dàng trước các đội chủ động đá phòng ngự, thì đó là tín hiệu xấu cho khâu tìm kiếm tiền đạo của HLV Park Hang-seo.
Lối chơi thực dụng khiến các tiền đạo nội Văn Quyết không có nhiều đất để diễn. Ảnh: Giang Huy.
Thầy Park có thể lo, nhưng nếu nhìn toàn cục, thì V-League đang hấp dẫn hơn nhiều. Các đội bóng chơi thực dụng có các kết quả thuận lợi ở đầu giải, nhưng trong cuộc đua đường dài, họ sẽ không thể cứ an toàn mãi. SLNA là ví dụ. Họ vừa nhận trận thua thứ hai liên tiếp với ba bàn thủng lưới, trong khi số bàn thắng thì vẫn là bốn, kém nhất giải. Không nằm ngoái dự báo, SLNA có nguy cơ càng đá càng tụt dần xuống dưới nếu không cải thiện được khâu ghi bàn.
Nam Định - đội vừa đánh bại SLNA - chính là sự tương phản. Trước vòng 7, Nam Định xếp chót bảng nhưng không ai đánh giá thấp đội bóng đang sở hữu Đỗ Merlo, tay săn bàn vĩ đại của lịch sử V-League. Dàn ngoại binh của Nam Định chẳng thua kém ai, trong khi tập thể cầu thủ nội thì chơi chung với nhau từ lâu. Vấn đề của Nam Định có thể nằm ở HLV Nguyễn Văn Sỹ. Nhà cầm quân này có một cái "dớp" không tốt khi ngồi ghế HLV. Ông từng cầm quân trong mùa giải đội Vissai Ninh Bình... giải thể. Đến làm ở đội Xuân Thành Hà Tĩnh, thì đội này cũng... xóa tên, chuyển hộ khẩu vào TP HCM hồi năm 2010.
Dù là người đứng sau mọi thành công của đội bóng quê hương Nam Định, khi đăng ký ông Sỹ làm HLV chính thức, thì đội có chơi tốt, vẫn phải nhận kết quả rất tệ. Sau khi giúp đội nhà thắng trận play-off trụ hạng ở mùa 2018, từ đó đến nay, cứ mỗi lần đội có thành tích quá kém, thì ông Sỹ phải "hy sinh" vị trí để "đổi vận" cho đội bóng. Năm ngoái, phải nhờ ông Sỹ chuyển ghế cho người anh Nguyễn Văn Dũng, Nam Định mới dễ dàng trụ hạng cuối mùa. Năm nay, chỉ vừa mới thay HLV, Nam Định đã thắng tưng bừng 3-0 trước SLNA. Người được chỉ định "thế vai" cho ông Sỹ là trợ lý Phạm Hồng Phú, ông này cũng từng làm điều tương tự ở mùa 2017, nhờ thế mà Nam Định mới thăng hạng V-League dù chính ông Nguyễn Văn Sỹ mới là kiến trúc sư.
Thay tướng, đổi vận. Chỉ cần một trận thắng, Nam Định đã thay đổi trạng thái nhanh chóng. Giá trị của việc ghi bàn, của những trận thắng bao giờ cũng quan trọng nhất trong các cuộc đua đường dài. Với thực lực của mình, Nam Định có thể cải thiện thứ tự trong sáu vòng còn lại của giai đoạn một. Ngược lại, những SLNA, HAGL hay Hải Phòng, Hà Tĩnh, dù ít thua, vẫn dễ đi vào vùng nguy hiểm.
Shiba Kala Limbu nhịn đói để nhường thức ăn cho con gái, trong khi Radha Marasini chỉ ăn một bữa một ngày.
Shiba Kala Limbu nhăn mặt khi nói về tình cảnh gia đình trong những ngày đại dịch. Do Covid-19, chồng cô, Ram Kumar, mất công việc thợ xây ở Qatar.
"Thật đau đớn", Limbu vừa nói vừa gọt khoai tây trong căn bếp kiêm phòng ngủ ở Baniyatar, thủ đô Nepali. "Tôi đã bỏ nhiều bữa tối để nhường thức ăn cho con gái".
Chồng thất nghiệp, Limbu phải nhịn đói để nhường đồ ăn cho con gái. Ảnh: Reuters.
Trong những năm qua, đã có hàng triệu lao động Nepal tới làm việc ở Malaysia và các quốc gia vùng vịnh giàu dầu mỏ. Số liệu thống kê cho thấy 56% trong số 5,4 triệu hộ gia đình ở Nepal, chủ yếu là các gia đình dưới mức trung lưu, trông cậy vào nguồn thu nhập từ nước ngoài gửi về.
Tuy nhiên, Covid-19 ảnh hưởng tới nền kinh tế của cả thế giới và khiến các lao động nhập cư mất việc.
"Không có kiều hối, các gia đình này sẽ ngày càng nghèo hơn. Những tội ác như buôn người và mại dâm có thể sẽ gia tăng", Ganesh Gurung, chuyên gia về các vấn đề nhập cư từ Viện Nghiên cứu phát triển Nepal nhận định.
Trước đại dịch, mỗi tháng, Limbu nhận được 20.000 rupee Nepal (khoảng 165 USD). Nhưng suốt sáu tháng qua, toàn bộ số tiền chồng cô gửi chỉ là 40.000 rupee Nepal, hầu hết nhờ vay mượn bạn bè.
"Đó là tất cả những gì anh ấy có thể xoay xở trong năm nay", Limbu nói. "Tôi lấy một phần để trả tiền thuê nhà và phần còn lại để mua đồ ăn".
Phía tây nam thị trấn Gajedah, Radha Marasini cho biết chồng mình là Indra Mani đã mất công việc bảo vệ ở một nhà máy dệt ở Ấn Độ do đại dịch. Tiền cạn dần, người phụ nữ 43 tuổi không có cách nào khác ngoài việc đi vay tiền và trả lãi hàng tháng để đảm bảo mình cùng con trai 15 tuổi sống sót.
"Nếu tình hình không khá lên, chúng tôi chỉ có thể ăn một bữa mỗi ngày", Marasini nói.
Tính đến nay, Nepal đã có hơn 13.200 ca mắc Covid-19 và 29 ca tử vong. Dù mất việc, một số lao động nhập cư như Ram Kumar, chồng của Limbu vẫn chọn ở lại nước ngoài để hy vọng có thể tiếp tục làm việc khi dịch bệnh được đẩy lùi.
"Thật đau khổ khi phải xa gia đình. Nếu có cơ hội tìm việc ở Nepal, tôi nhất định sẽ về", Kumar nói từ Qatar.
TP HCMKiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, Thành phố phía Đông cần được chính sách đặc thù để phát triển hiệu quả như Phố Đông (Thượng Hải) hay Gangnam (Seoul).
TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn - chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch - lý giải việc Trung ương nên cho TP HCM thí điểm cơ chế đặc thù ở bởi nguồn vốn để đầu tư hạ tầng thành phố mới này rất lớn. Do đó phải có cơ chế thoáng với những giải pháp phù hợp để thu hút dòng vốn trong và ngoài nước. Nếu chỉ trông vào nguồn ngân sách, TP HCM mất nhiều thời gian mới có thể triển khai đề án.
Ngoài việc Thành phố phía Đông cần có một quy hoạch tổng thể, TP HCM phải lên lộ trình cụ thể như: thời gian xây dựng, nhu cầu vốn mỗi năm, hiệu quả kinh tế xã hội, đóng góp ngân sách cho thành phố... "Không phải cứ nhập 3 quận sẽ mang lại hiệu quả mà còn nhiều việc phải làm để thành phố mới đóng góp trở lại cho TP HCM", ông Sơn nói.
Năm ngoái, theo ông Sơn, khi tổ chức cuộc thi thiết kế Khu đô thị sáng tạo ở phía Đông, thành phố chỉ mới đặt vấn đề phát triển khu đô thị chứ chưa đề cập lập thành phố. Đề bài lúc đó đưa ra chỉ tập trung vào một số khu đất có thể phát triển dự án. Dựa vào đây các đơn vị tư vấn đã đề xuất trong 212 km2 chứ chưa bao trùm hết diện tích 3 quận.
Do đó với đề án Thành phố phía Đông, việc quy hoạch phải nâng lên tầm cao mới so với kết quả đạt được trong cuộc thi năm ngoái hàng chục lần. Vì lúc này không phải nghiên cứu cho một khu đô thị nữa mà cho cả một Thành phố rộng 212 km2 với hơn một triệu dân. Sáu khu đô thị ở phía Đông sẽ là động lực chỉnh trang các khu đô thị hiện hữu.
"Việc xây dựng Thành phố phía Đông sẽ giúp tổng sản phẩm nội địa (GDP) thành phố tăng rất nhiều. Nhưng để thực hiện được cần có cách tiếp cận mới và những giải pháp phù hợp cho đề án tham vọng thế này", ông Sơn nói.
Quận 2 với trung tâm là Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là một phần của Thành phố phía Đông theo kế hoạch của TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa.
Đồng quan điểm, TS Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường chính sách công và quản lý (Đại học Fulbright Việt Nam) cho rằng, đề xuất xây dựng Thành phố phía Đông mang tầm chiến lược quốc gia. Nếu đề án triển khai thành công góp phần giải quyết hai vấn đề có tính chiến lược của Việt Nam: tạo làn sóng tăng trưởng mới dựa vào đổi mới sáng tạo và tăng cường khả năng an ninh quốc phòng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực.
"Đây là thời điểm phù hợp triển khai đề án vì xu hướng dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu khỏi Trung Quốc do tác động của Covid-19 sẽ làm cho tiến trình này xảy ra nhanh hơn và TP HCM - trung tâm kinh tế lớn nhất nước với truyền thống đi đầu về sự đột phá đang mong muốn lấy lại vị thế của mình", ông Du nói.
Từ kinh nghiệm triển khai những mô hình tương tự trên thế giới, nhất là Gangnam (phía Nam sông Hàn) ở Seoul, Hàn Quốc và Trung Quốc, ông Du cho rằng Thành phố phía Đông cần được xem là dự án trọng điểm quốc gia với các cơ chế đặc biệt liên quan đến việc mở cửa ra bên ngoài, lựa chọn các đối tác chiến lược và trao quyền tự chủ cần thiết để TP HCM phát huy được khả năng, tiềm lực vốn có.
"Đây là sáng kiến tầm vóc và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của quốc gia nên Trung ương cần giao cho TP HCM để có thể triển khai thành công", ông Du nói và cho rằng lúc này TP HCM cần có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ thông tin để chứng minh đề án hiệu quả.
Về tổ chức bộ máy hành chính cho Thành phố phía Đông trong tương lai, theo TS Ngô Viết Nam Sơn, thay vì sáp nhập 3 quận thành một thành phố thì TP HCM nên giữ lại 3 quận và 3 quận này sẽ thuộc Thành phố phía Đông. Phương án này phù hợp với mô hình đô thị thông minh mà thành phố đang thực hiện với cách quản lý hành chính hiện đại.
"Thành phố phía Đông nhỏ hơn cấp tỉnh, thành nhưng phải lớn hơn cấp quận chứ không thể xem nó ngang hàng với các quận khác. Đề án xây dựng Thành phố phía Đông của TP HCM rất giống với Phố Đông của Thượng Hải", ông Sơn nói và cho rằng Phố Đông là mô hình TP HCM có thể tham khảo.
Theo đó, khi phát triển Phố Đông, Thượng Hải chọn cơ chế hành chính mới gọi là Phó tỉnh - thấp hơn tỉnh nhưng cao hơn quận vì trong Phó tỉnh vẫn có nhiều quận. Phó tỉnh chịu sự quản lý của tỉnh (Phố Đông chịu sự quản lý của TP Thượng Hải) và Thành phố phía Đông chịu sự quản lý của TP HCM. Với phương án này, trong Thành phố phía Đông vẫn có 3 quận.
Đại học Quốc gia TP HCM sẽ là trung tâm giáo dục - đào tạo nhân lực chất lượng cao của Thành phố phía Đông theo kế hoạch. Ảnh: Hữu Khoa.
Ngoài ra, người đứng đầu chính quyền Thành phố phía Đông phải ngang cấp với Phó chủ tịch UBND thành phố, giống như Thị trưởng Phố Đông ngang cấp với Phó chủ tịch Thượng Hải. Điều này rất cần thiết vì với một thành phố mới có quy mô lớn, hiện đại, người đứng đầu phải cao hơn giám đốc sở mới có thể chỉ đạo thông suốt.
"Nếu lãnh đạo Thành phố phía Đông chỉ ngang cấp quận, tôi nghĩ đề án này khó thành công", ông Sơn nói.
Ông Đỗ Văn Đạo, nguyên Phó giám đốc Sở Nội vụ TP HCM cho rằng, đề nghị thành lập Khu đô thị sáng tạo và Thành phố phía Đông ở thời điểm hiện nay có nhiều thuận lợi về cơ sở pháp lý so với năm 2013. Bởi xét về mặt hành chính trước năm 1997, 3 quận trong đề án vốn là một đơn vị hành chính cấp huyện Thủ Đức. Về mặt lịch sử, người dân 3 quận hiện nay và huyện Thủ Đức vốn có truyền thống đoàn kết xây dựng địa phương ngày càng phát triển.
"Khó khăn nằm ở chỗ sẽ có tâm lý lo lắng về tương lai của đội ngũ cán bộ, công chức sau khi 3 quận sáp nhập", ông Đạo nói.
Để thực hiện được mục tiêu như yêu cầu đặt ra, thành phố cần đề xuất Trung ương được thực hiện những quyền tự chủ trong khuôn khổ mô hình chính quyền đô thị được luật hóa tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019.
Đồng thời, TP HCM trong thẩm quyền của mình sẽ thể chế hóa những cơ chế để phân cấp, ủy quyền cho chính quyền và lãnh đạo Thành phố phía Đông. Người đứng đầu được chủ động giải quyết các vấn đề về quản lý đô thị, đầu tư, phát triển kinh tế, kinh doanh... nhằm phục vụ tốt nhất doanh nghiệp và người dân.
6 khu chức năng của Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông theo phương án thiết kế được UBND TP HCM chọn trong cuộc thi năm ngoái. Ảnh: Hữu Công.
Đề án Thành phố phía Đông (diện tích 212 km2) tương đương quy mô phát triển quận Gangnam ở cuối thập niên 1960 và bằng nửa quy mô Phố Đông vào đầu thập niên 1990. Gangnam hiện có nhiều công ty lớn trên thế giới đặt trụ sở và là trung tâm đổi mới sáng tạo của Hàn Quốc. Còn Phố Đông giờ thành niềm tự hào và là nhân tố tạo dựng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Trung Quốc. Quy mô GDP năm 2019 của Phố Đông gần 185 tỷ USD, bằng 50% Singapore, 70% Việt Nam, và gấp 3 lần TP HCM.
Theo TS Huỳnh Thế Du, so với thời điểm Gangnam và Phố Đông được bắt đầu, đề án Thành phố phía Đông hiện thuận lợi hơn về hạ tầng và điều kiện kết nối: diện tích đất đai để phát triển dự án được sẵn sàng; những điều kiện cơ bản cho trung tâm tài chính - thương mại tại Thủ Thiêm đã có và khu công nghệ cao tạo được vị thế của mình.
"Phía Nam sông Hàn vào thập niên 1960 là vùng đất nông nghiệp trồng bắp cải và lê, rất ít người sinh sống, nhưng sự thành công của Gangnam cho thấy chiến lược đúng đắn của Hàn Quốc nói chung, Seoul nói riêng trong việc tạo ra kỳ tích sông Hàn", ông Du nói.
Tương tự, tại Trung Quốc, ngay từ khi triển khai, do tầm quan trọng đặc biệt nên Phố Đông được đưa vào danh mục dự án trọng điểm quốc gia. Quy hoạch của Phố Đông gồm bốn cấu phần chính: trung tâm tài chính thương mại, khu công nghệ cao, khu chế xuất và khu thương mại tự do. Trong đó, trung tâm tài chính và khu công nghệ cao là các điểm nhấn quan trọng nhất.
Theo ông Du, sự năng động sáng tạo và quyết tâm của chính quyền Thượng Hải lẫn Chính phủ Trung Quốc đóng vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố đem lại thành công cho Phố Đông. Từ một vùng đất nghèo và lạc hậu nằm bên con sông Hoàng Phố, Phố Đông trở thành trung tâm tài chính, thương mại, chuyển giao công nghệ, thu hút nhân tài... của khu vực và thế giới.
Ông Phạm Thanh Tùng, Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi, bị mệt và gục xuống bàn trong giờ làm việc, được chuyển ra Đà Nẵng cấp cứu trong đêm.
Sáng 1/7, một lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ngãi xác nhận ông Phạm Thanh Tùng đột quỵ trong lúc làm việc, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cấp cứu chiều 30/6, sau đó được chuyển ra Bệnh viện Đà Nẵng.
Ông Phạm Thanh Tùng - Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy Quảng Ngãi. Ảnh: Thạch Thảo.
Bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận bệnh nhân Phạm Thanh Tùng lúc 22h ngày 30/6, trong tình trạng hôn mê sâu, huyết áp cao, rối loạn thân nhiệt, suy hô hấp tuần hoàn, hôn mê sâu.
Các bác sĩ đã tập trung hồi sức đặc biệt cho bệnh nhân, đồng thời nhiều lần hội chẩn để đưa ra phác đồ điều trị. Qua chẩn đoán, bệnh nhân bị xuất huyết não, đang phải thở máy, tiên lượng xấu.
Bệnh viện Đà Nẵng có đầy đủ năng lực điều trị cho các ca bệnh xuất huyết não. Tuy nhiên theo một bác sĩ tham gia hội chẩn, việc cứu chữa cho ông Tùng còn phụ thuộc vào vị trí và thể tích của khối xuất huyết.
Chiều hôm qua, khi đang làm việc ở trụ sở Tỉnh ủy, ông Tùng cảm thấy mệt nên báo với nhân viên, sau đó gục xuống bàn làm việc. Nhân viên đã gọi xe cấp cứu đưa ông đến bệnh viện.
Ông Tùng giữ chức Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi từ cuối 2019. Trước đó, ông làm Chủ tịch huyện Mộ Đức, sau đó làm Phó Ban tổ chức Tỉnh ủy. Tuần trước, ông Tùng cùng các lãnh đạo khác của Tỉnh ủy dự đại hội đảng bộ huyện Ba Tơ.
Thắng Đinh Lập Nhân vì đối thủ mất mạng internet ở ván một, Magnus Carlsen xin thua sớm ở ván hai, tại giải cờ vua online Chessable Masters hôm 30/6.
Ở ván một trận bán kết, Carlsen cầm quân trắng, đưa Đinh vào tàn cuộc xe và tốt. Thế cờ cân bằng, nhưng kỳ thủ số một Trung Quốc đứt mạng, hết thời gian. Theo quy định của giải, Đinh bị xử thua ván này.
Đến ván hai, Carlsen cầm quân đen. Ngay nước thứ hai, anh đưa hậu lên g5. Nước thứ ba, Vua cờ dùng hậu bắt tốt d2. Sau khi Đinh bắt hậu đen, Carlsen bấm nút đầu hàng.
Carlsen cầm quân đen, chủ động thua Đinh.
Ván cờ chủ động thua của Carlsen được người mến mộ hưởng ứng. Giải thích cho hành động này, anh nói với Chess24 sau trận: "Tôi cực kỳ tôn trọng Đinh, cả tư cách kỳ thủ lẫn nhân cách con người. Tự thua Đinh là cách làm duy nhất. Nếu sau đó tôi thua chung cuộc, tôi sẽ tự cho bản thân ăn đòn mất. Nhưng tôi nghĩ tự thua Đinh là đúng".
Carlsen và Đinh hòa ba ván tiếp theo. Đến ván thứ sáu, Vua cờ Na Uy cầm quân đen, thắng trong tàn cuộc mã đấu tượng. Như vậy ở lượt đầu bán kết, Carlsen dẫn với tỷ số 3,5-2,5. Lượt thứ hai diễn ra tối nay 1/7. Nếu thắng lượt này, Carlsen sẽ vào chung kết. Ở cặp bán kết còn lại, Anish Giri dẫn Ian Nepomniachtchi ở lượt đầu tiên với tỷ số 3-1.
Chessable Masters là chặng thứ ba trong chuỗi giải có tổng giải thưởng một triệu USD mang tên Magnus Carlsen Tour. Chặng này có tổng giải thưởng 150.000 USD, vẫn diễn ra trên nền tảng Chess24. Carlsen nắm quyền sở hữu Chess24 lẫn Chessable.
Từ hôm nay, người dân cả nước có thể nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia và nhận giấy tờ tại nhà.
Sáng 1/7, Văn phòng Chính phủ công bố tích hợp thêm 6 dịch vụ cung cấp cho người dân, doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, trong đó có nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Người dân cả nước có thể truy cập vào trang web của Cổng dịch công quốc gia () để nộp phạt.
Giao diện thanh toán tiền vi phạm giao thông tích hợp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia.
Thời gian hệ thống cập nhật quyết định xử phạt là 7 ngày. Sau 7 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt, người dân nhập số biên bản vi phạm hành chính; ngày, tháng, năm vi phạm; họ và tên sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt. Sau đó thực hiện các bước thanh toán qua ngân hàng/trung tâm thanh toán, nhận biên lai.
Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện. Như vậy, người dân không phải đến các kho bạc, ngân hàng nộp tiền và đến trụ sở công an lấy lại giấy tờ, tiết kiệm chi phí, công sức đi lại.
Trước đó từ tháng 3/2020, việc nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến được thí điểm tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Bình Thuận.
Ngoài ra, từ hôm nay, người dân, doanh nghiệp có thể chứng thực bản sao điện tử (công chứng) từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Bản chứng thực điện tử có giá trị như bản giấy. Sau khi được cơ quan, tổ chức chứng thực, kết quả sẽ trả về tài khoản hoặc hộp thư điện tử (email) cho người dân, doanh nghiệp.
Ba dịch vụ công khác cũng được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia từ hôm nay gồm: Đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện; Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; Cấp đổi giấy phép lái xe mức độ 4.
Cổng dịch vụ công quốc gia khai trương tháng 12/2019, để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. Cổng cung cấp 5 nhóm dịch vụ trực tuyến tại 63 tỉnh, thành gồm: Đổi giấy phép lái xe; thông báo hoạt động khuyến mại; cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình); dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp).
Ngoài ra, Cổng cung cấp 3 nhóm dịch vụ công thực hiện tại cấp bộ là cấp giấy phép lái xe quốc tế; đăng ký khuyến mãi; cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Hai tiện ích được tích hợp trên Cổng là thanh toán tiền điện và nộp thuế điện tử đối với doanh nghiệp.
Sự cố hy hữu xảy ra trong trận Nam Định thắng SLNA 3-0 ở vòng 7 V-League 2020 hôm 30/6.
Hồ Tuấn Tài chờ bogs ra điên để vào sân lại, sau khi bị thay ra nhầm trong trận đấu trên sân Thiên Trường ngày 30/6.
Phút 61, khi đang bị dẫn 1-0, HLV Ngô Quang Trường quyết định cho SLNA thay hai người, đưa Nguyễn Quang Tình và Sosesh Alagi vào thay Đặng Văn Lắm và Trần Đình Tiến. Trọng tài Hoàng Thanh Bình mắc lỗi làm số, dẫn tới tình huống đội khách thay nhầm người.
"Tôi đang đá thì thấy giơ biển báo số 10 ra sân nên chạy ra. Tới chỗ cabin, Ban huấn luyện kinh ngạc, nói họ không rút tôi ra, người phải rời sân là Đặng Văn Lắm, số 12", đội trưởng Hồ Tuấn Tài của SLNA nói về tình huống hy hữu tại sân Thiên Trường. "Tôi cùng Ban huấn luyện vội chạy ra 'kiện'. Nhưng khi đó, bóng đã lăn tiếp, nên chúng tôi phải chờ. Trọng tài chính sau đó cho đổi người, tôi lại vào sân đá. Trọng tài thứ tư thừa nhận sai, nói do thay hai người cùng lúc nên vội, dẫn tới làm số nhầm".
Thay đổi nhân sự của HLV Ngô Quang Trường cũng không phát huy tác dụng. Đội khách không những không tìm được bàn gỡ mà còn để Merlo chọ thủng lưới thêm hai bàn ở phút 69 và 72. Qua năm vòng đầu, SLNA giữ sạch lưới, bất bại, đứng đầu bảng điểm V-League 2020. Nhưng chỉ trong hai vòng gần nhất, đội bóng này liên tục thua đậm TP HCM 1-3 rồi
Ở vòng đấu trước, việc thay người ở trận Bình Dương thua Hà Nội 0-2 cũng có lùm xùm. Phút 74, khi đang cần tìm bàn thắng, Bình Dương quyết định thay người lần cuối với ba cầu thủ gồm Tống Anh Tỷ, Hồ Sỹ Giáp và Trần Hoàng Phương. Khi bóng đi hết biên dọc, tổ trọng tài cho Bình Dương thay người và hai cầu thủ Tống Anh Tỷ, Hồ Sỹ Giáp lần lượt được vào sân. Lúc này, Trần Hoàng Phương đang chờ đợi để thay, nhưng tổ trọng tài chưa kịp đưa bảng thì hậu vệ Hồ Tấn Tài đã ném biên, đưa bóng vào cuộc. Bình Dương xem như hết cơ hội thay người.
Ngay lập tức, Ban huấn luyện Bình Dương phản ứng gay gắt. Giám sát trọng tài Trần Khánh Hưng từ khán đài A cũng xuống sân giải thích nhưng không thành. Giám sát trận đấu Lê Hữu Tường cũng can thiệp trong vô vọng.
Tổ trọng tài, gồm trọng tài chính Nguyễn Minh Thuận và trọng tài thứ tư Đỗ Thanh Đệ phải cho dừng trận đấu khoảng ba phút để nghe Bình Dương giải thích. Đội chủ nhà cho rằng chỉ có hai bảng thay người nên trọng tài thứ tư không thể giơ cùng lúc. Trợ lý Nguyễn Đức Cảnh còn chạy đi lấy bảng thay người để minh hoạ. Nhưng cuối cùng, Bình Dương vẫn không được phép thay người thứ năm.
Quảng NinhBốn cán bộ Điện lực Vân Đồn bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức do liên quan việc tính nhầm cho người dân gần 90 triệu đồng tiền điện tháng 5.
Sáng 1/7, ông Vũ Đình Tân, Phó giám đốc Công ty điện lực Quảng Ninh, cho biết ông Đặng Thành, Giám đốc Điện lực Vân Đồn, bị khiển trách; ông Nguyễn Hữu Trọng, Phó giám đốc bị kéo dài thời hạn nâng lương 6 tháng; Trưởng phòng kinh doanh Lưu Sơn Tùng và Tổ trưởng kinh doanh giám sát Đỗ Huy Đạm bị cách chức. "Hai người bị cách chức sẽ làm việc ở vị trí nào là do đơn vị phân công", ông Tân nói.
Cán bộ Điện lực Vân Đồn làm việc với gia đình bà Gái ngày 22/6. Ảnh: Hằng Nga
Trước đó sáng 22/6, bà Đào Thị Gái, 74 tuổi, ở xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, nhận thông báo nộp tiền điện của Điện lực Quảng Ninh với số tiền 89.350.496 đồng, tương đương 27.000 số điện tiêu thụ trong tháng 5. Trong khi gia đình chỉ có 3 người, không kinh doanh, bình quân mỗi tháng sử dụng khoảng 200 số điện.
Lý giải việc này, ông Vũ Đình Tân, Phó giám đốc Công ty điện lực Quảng Ninh, cho biết đây là công tơ điện tử đo từ xa khoảng 50-60 m, qua thiết bị cầm tay. Hôm công nhân đi đo số điện đúng ngày trời mưa, khả năng nước mưa táp vào mặt công tơ kèm bụi khiến mặt công tơ nhòe, số báo về thiết bị không chính xác.
"Đoàn công tác đã lập biên bản, chốt lại số điện với gia đình theo đúng số tiêu thụ thực tế. Chúng tôi đã xin lỗi khách hàng về sự cố trên, khách cũng đồng thuận", ông Tân nói.
Chuyên gia Nguyễn Văn Thanh nói ông là người trong ngành nhưng thấy "rối mù" khi đọc các hạng bằng lái xe mới theo dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đề xuất chia giấy phép lái xe ra thành thay vì 13 hạng như hiện nay.
Theo đó, hiện nay bằng lái hạng A1 cho phép điều khiển xe máy có dung tích xy-lanh từ trên 50cc đến dưới 175cc; bằng A2 cấp người điều khiển xe trên 175cc. Dự thảo mới quy định, hạng A1 sẽ chỉ được điều khiển xe máy có dung tích xy-lanh đến 125cc; hạng A sẽ được cấp phép điều khiển cho xe máy có dung tích trên 125 cc.
Với các mẫu xe phổ thông có dung tích dưới 175 cc như Honda SH 150, Airblade 150, Honda Winner, Yamaha Exciter 135..., hiện nay người dân có thể điều khiển khi sử dụng bằng A1; còn theo dự thảo mới phải là bằng A. Bằng A cũng được điều khiển xe phân khối lớn trên 175cc như hạng A2 trước đây.
Ngoài ra, dự thảo Luật còn đề xuất bằng lái A0 cho xe máy dung tích dưới 50cc và xe điện dưới 4kw.
Cũng theo dự thảo Luật, bằng lái xe ôtô hạng B1 sẽ không được phép điều khiển ôtô, thay vào đó hạng B1 được cấp cho người lái xe môtô 3 bánh. Hạng B2 sẽ cấp cho người lái xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi hoặc xe tải có khối lượng hàng không vượt quá 3,5 tấn.
Tuy nhiên tài xế chỉ được phép điều khiển các loại xe kể trên với thiết kế số tự động. Hiện nay hạng B2 cho phép lái xe kinh doanh vận tải đến 9 chỗ và dưới 3,5 tấn.
Để được cấp phép điều khiển cả xe số sàn và số tự động thì tài xế cần được cấp bằng B theo dự thảo mới.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng được phân nhỏ bằng lái theo từng loại xe, có thêm các loại bằng lái như BE, C1E, D1E... theo từng loại tải trọng xe.
Bằng lái xe hiện tại cho Bộ Giao thông cấp. Ảnh:Phương Sơn.
Nhận xét về đề xuất trên, chuyên gia giao thông Nguyễn Văn Thanh cho rằng, ông là người công tác lâu năm trong ngành, đọc các loại bằng theo dự thảo Luật thấy "rối mù", như vậy người dân sẽ càng thấy phức tạp, cơ quan chức năng cũng quản lý khó khăn hơn trước. "Đơn cử, loại bằng B1 cấp cho người lái ôtô đã quen thuộc với người dân, nay chỉ cấp cho xe ba bánh", ông Thanh nói.
Theo ông Thanh, sau khi thay đổi loại bằng lái, người dân có thể phải đổi bằng gây lãng phí vì đến lúc nào đó nhà nước cần có sự quản lý thống nhất. Ngoài ra, tâm lý người dân muốn đổi bằng mới hơn là sử dụng bằng cũ, nên sẽ phải bỏ thời gian và chi phí đi đổi.
Ông Thanh cũng cho biết, không đồng tình với việc cấp bằng lái A0 cho xe dưới 50cc và xe điện, vì quy định này bắt buộc học sinh phải học và thi lấy bằng lái xe, sẽ gây phiền hà và tốn kém cho nhiều gia đình, có thể nảy sinh tiêu cực. Thay vào đó, cần đưa các nội dung giáo dục an toàn giao thông vào chương trình học để nâng cao kiến thức cho học sinh.
Ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Hà Nội, cũng cho rằng, việc chia nhỏ các loại bằng lái xe là không cần thiết, vì gây khó nhận biết cho người dân và dẫn đến nhiều thắc mắc không đáng có.
"Luật cần dễ hiểu với số đông người dân thì mới dễ thực thi", ông Liên nói.
Bà Phan Thị Thu Hiền - Phó tổng cục trưởng Đường bộ, đại diện Ban soạn thảo, lý giải đề xuất phân chia nhiều loại bằng là học tập theo công ước quốc tế. "Việc phân chia thành nhiều loại giấy phép lái xe để phù hợp tổ chức giao thông và tập huấn cho tài xế", bà HIền nói.
Để đảm bảo quyền lợi của người dân, bà Hiền cho biết, những loại giấy phép lái xe cũ trước khi Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) ban hành vẫn có hiệu lực, người dân không phải đi đổi giấy phép mới nếu không có nhu cầu. Khi giấy phép lái xe được cấp mới hoặc đổi thì được tuân theo Luật mới, không phát sinh thêm thủ tục cho người dân.
"Không có chuyện người đang có bằng B1 không được lái ôtô hay bằng A1 không được lái xe SH. Người dân đã được cấp giấy phép lái xe thì cứ sử dụng bình thường", bà Hiền nói.
Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cho biết, Ban soạn thảo đang ghi nhận các ý kiến của người dân để sửa đổi phù hợp.
Trong quá trình trưởng thành, não bộ của trẻ phát triển cùng cơ thể. Nhưng phụ huynh không nắm được "luật tăng trưởng" nên suy diễn trẻ có biểu hiện bất thường.
Trên thực tế không phải vậy. Thậm chí, với trẻ có các "vấn đề" dưới đây, thì cha mẹ có thể mừng vì đó là trẻ IQ cao.
Trẻ "hay chuyện"
Nhiều trẻ rất thích nói, thậm chí là nói leo vào câu chuyện của cha mẹ và người lớn, khiến họ phật ý. Không ít trẻ thậm chí tự nói chuyện một mình, khiến bố mẹ hoang mang.
Ảnh minh họa: Aboluowang.
Thực tế, so với trẻ khác, trẻ biết nói sớm có khả năng ngôn ngữ tốt, có thể thành thạo nhiều từ vựng từ sớm so với bạn đồng trang lứa. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ nói nhiều ở trường, khi ở tuổi trung niên có trí nhớ tốt hơn, nói năng trôi chảy hơn, kiểm soát tình hình tốt hơn.
Trong khi đó, trẻ ít nói, khi trưởng thành và đến tuổi trung niên sẽ trở nên ít nói, không giỏi trong việc xử lý các mối quan hệ cá nhân.
Trẻ không chịu ngồi yên
Kiểu trẻ này lúc nào cũng luôn chân luôn tay nghịch ngợm, không khi nào chịu ngồi yên một chỗ. Với những trẻ như vậy, việc ngồi trong lớp học 45 phút là một thử thách, bởi vì chúng không ngừng ngọ nguậy, mày mò những thứ hay ho xung quanh mình.
Dù trong mắt phụ huynh hay giáo viên, đây là những em bé gây đau đầu, thì thực tế đó là một đứa trẻ thông minh. Trẻ em năng động có suy nghĩ tích cực, trí tưởng tượng đầy phong phú và sáng tạo. Khi đứa trẻ chuyển động, không chỉ cơ thể, mà là não của trẻ cũng theo dõi các hoạt động, tốc độ làm việc của não nhờ thế cũng tăng tốc theo. Trong điều kiện hoạt động tốc độ cao của não, khả năng phản ứng và phối hợp của các chi với não bộ cũng được tăng cường.
Trẻ vẽ khắp nơi
Khi trẻ khoảng 3 tuổi, chúng rất thích vẽ. Đương nhiên những "bức tranh" trẻ vẽ lúc này chỉ ngẫu nhiên, mang tính biểu tượng mà người lớn "không tài nào hiểu nổi". Điều thú vị là trẻ không quan tâm lắm đến việc chỗ nào được vẽ, chỗ nào không, và thế là chúng vẽ hết lên giấy, sách, tường, cửa, thậm chí cả cốc chén, cả người chúng... Người lớn không nên căng thẳng vì điều này.
Khi trẻ khoảng 3 tuổi, chúng rất thích vẽ. Ảnh: Aboluowang
Lý do đơn giản, đứa trẻ đang "giải phóng" những suy nghĩ đầy sáng tạo của chúng. Thay vì cho trẻ trận đòn vì dám vẽ lên tường, tốt nhất nên hướng dẫn chính xác cho bé chỗ được vẽ, để trẻ có cơ hội được sáng tạo theo cách chúng muốn.
Trẻ thích ra lệnh
Nhiều trẻ em không thích bị dẫn dắt, quản lý, thậm chí còn trở thành kẻ đầu têu, sai khiến những trẻ em khác, ví dụ anh chị em trong nhà. Dù việc này khiến cho nhiều phụ huynh không hài lòng, nhưng không thể phủ nhận những trẻ này luôn đưa ra các sáng kiến thú vị, có khả năng thu hút trẻ khác, đồng thời có kỹ năng tổ chức, lãnh dạo tốt. Nếu được giáo dục và dẫn dắt đúng cách, con có thể trở thành một nhà tổ chức xuất sắc trong tương lai.
Trẻ thích bắt chước
Đừng phiền lòng nếu con bạn đi giày cao gót, đánh son của mẹ, hay vẽ râu nguệch ngoạc lên mặt cho giống bố. Trẻ làm vậy chứng tỏ một điều, em bé có khả năng quan sát và khả năng học tập tốt, IQ cao.
Khả năng bắt chước là nền tảng của khả năng học tập, mỗi người chúng ta cũng đều bắt đầu từ việc bắt chước và sau đó tiến bộ dần lên. Trẻ em trong giai đoạn bắt chước thường "chệch choạc", tuy nhiên sau khi thành thạo các kỹ năng cơ bản nhấn, khả năng sáng tạo của trẻ cũng được tăng cường theo. Những trẻ này khi lớn lên, khả năng học tập sẽ hơn các trẻ em cùng độ tuổi.
Trẻ có năng khiếu với các hình khối có thể xếp hình đến quên ăn. Ảnh: Aboluowang.
Trẻ mê chơi
Nhiều trẻ yêu thích và có thiên hướng đặc biệt với một bộ môn nào đó. Ví dụ, trẻ có năng khiếu với các con số hoặc các hình khối, chúng thích đếm mọi thứ xung quanh mình, thậm chí giỏi vô cùng trong việc nhớ số điện thoại của bố mẹ. Trẻ khác thì thích chơi lego, hình khối, thậm chí có thể xếp hình đến quên ăn.
IQ của những trẻ này tốt hơn các bạn khác. Khi phát hiện con có những thiên hướng đặc biệt như vậy, nên lưu tâm bồi đắp, bởi điều này còn có thể ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp tương lai của trẻ.
Huyền thoại HLV Argentina Cesar Menotti lý giải về những trận đấu mà hậu bối Lionel Messi không ghi bàn ở Barca.
"Messi đôi khi cũng mệt mỏi vì chính cậu ấy. Rất khó để trở thành Messi đều đặn mỗi trận đấu. Khi cậu ấy ghi bốn bàn, người ta xem chuyện đó là bình thường. Còn khi cậu ấy không ghi bàn thì là vấn đề lớn", Menotti nói trên kênh Radio Villa Trinidad hôm 29/6.
Messi tịt ngòi trong ba trận gần nhất. Ảnh: EFE.
Thành tích ghi bàn của Messi đang có chiều hướng giảm theo đà tăng lên của độ tuổi. Tiền đạo người Argentina vẫn dẫn đầu cuộc đua Vua phá lưới La Liga 2019-2020 với 21 bàn, nhưng ít hơn khoảng 10 bàn so với những mùa trước. Tổng số 26 bàn trên mọi đấu trường của Messi từ đầu mùa này thậm chí chỉ hơn một phần ba so với 73 bàn mùa đỉnh cao 2011-2012.
Sự giảm sút tất yếu của Messi cũng thể hiện qua khả năng di chuyển. So với thời đỉnh cao nhiều năm trước, tiền đạo 33 tuổi không còn những pha lừa bóng tốc độ, hoặc solo qua hàng thủ đối phương. Messi hiện nay chủ yếu dựa vào kỹ thuật, kinh nghiệm và khả năng xoay xở.
Ngoài sự đi xuống của Messi, Barca cũng đang rơi vào vòng xoáy suy thoái của cả đội hình. Sau thế hệ Messi, Xavi, Iniesta, đội bóng xứ Catalonia không kịp sản sinh thế hệ kế cận đủ tài năng gánh vác.
"Thật không dễ để tái hiện một đội bóng đã đi vào lịch sử với lối đá đẹp. Rất khó để tìm người thay thế Xavi, Iniesta, và cũng rất khó để thay một HLV như Guardiola", Menotti bình luận.
Cesar Menotti là một huyền thoại của bóng đá Argentina. Thời còn thi đấu, ông là tiền vệ công khét tiếng của Rosario Central và Boca Juniors. Sau khi giải nghệ, ông làm HLV, theo đuổi triết lý bóng đá đẹp, vì bị mê hoặc bởi lối chơi đậm chất nghệ sĩ của Pele và tuyển Brazil. Đỉnh cao trong sự nghiệp cầm quân của Menotti là chức vô địch World Cup 1978 cùng tuyển Argentina.
Năm 1979, ông nắm tuyển U20 Argentina, và cùng đội vô địch trẻ thế giới với Diego Maradona trong đội hình. Menotti cũng từng sang châu Âu dẫn dắt Barca năm 1983 đoạt ba danh hiệu trong một năm làm việc.
Bộ Công an đề xuất gộp chung 73.000 bảo vệ tổ dân phố, 550.000 dân phòng và trên 126.000 công an xã, thị trấn không chính quy thành "lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở".
Ngày 30/6, đại diện Bộ Công an cho biết nội dung trên được nêu trong dự thảo Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đang được lấy ý kiến của người dân, chuyên gia.
126.000 công an xã, thị trấn không chính quy là những người đã kết thúc nhiệm vụ công an xã theo chủ trương đưa về xã.
Theo đề xuất của Bộ Công an, lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự sẽ làm nhiệm vụ phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý, phối hợp tuyên truyền nâng cao cảnh giác, ý thức phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở địa phương; cùng công an nhắc nhở người dân trên địa bàn chấp hành quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân dân, căn cước công dân...
Trong quá trình làm nhiệm vụ, những người tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng mức bồi dưỡng, hỗ trợ hàng tháng, được hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mức do HĐND cấp tỉnh quyết định. Ngoài ra, trường hợp bị thương được xét hưởng chính sách như thương binh, nếu hy sinh thì xét công nhận liệt sĩ.
Bộ Công an cũng đề xuất xây dựng cơ sở vật chất, chỗ làm việc, mua sắm, trang bị công cụ hỗ trợ để lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hoạt động; kinh phí do ngân sách địa phương hỗ trợ và tổ chức, cá nhân ủng hộ...
Lý giải đề xuất trên, đại diện Bộ Công an cho biết hiện nay việc bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như bảo vệ tổ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách không thống nhất; trên cùng một địa bàn có nhiều tên gọi, trang phục khác nhau trong khi đó lại có chung các nhiệm vụ, từ đó dễ dẫn đến chồng chéo, khó nhận biết.
Mặt khác, việc thành lập lực lượng này theo hướng thống nhất ba lực lượng đã có trên địa bàn xã, phường, thị trấn sẽ góp phần kiện toàn, tinh gọn bộ máy để có điều kiện tập trung nguồn lực, cơ sở vật chất, chế độ, chính sách, điều kiện hoạt động tốt hơn.
Từ năm 2018, Bộ Công an bắt đầu thực hiện đề án đưa 25.000 công an chính quy về xã. Đến hết tháng 6, toàn quốc có trên 80% số xã được bố trí công an chính quy với gần 20.000 người, thay thế cho gần 14.000 phó trưởng công an xã, thị trấn và 113.000 công an viên.
Tiền đạo Real Madrid Eden Hazard phải nhận 44 pha phạm lỗi chỉ trong 14 trận La Liga.
mới chỉ chơi 14 trận từ khi đầu quân cho . Do chấn thương, anh vắng mặt 18 trận còn lại. Một phần nguyên nhân của chấn thương là những pha phạm lỗi mà Hazard thường xuyên phải nhận.
Trong 14 lần vào sân, Hazard thi đấu 1.008 phút. Anh phải nhận 44 pha phạm lỗi trong những trận này, với tỷ lệ trung bình 23 phút một lần bị phạm lỗi.
Hazard luôn là mục tiêu đánh chặn của đối thủ. Ảnh: Reuters.
Theo tờ Marca, phong cách chơi bóng là nguyên nhân mang lại rắc rối cho Hazard. Ngôi sao người Bỉ có thói quen đi bóng cắt mặt từ cánh trái, rồi rê vào trung lộ bằng chân phải. Biết trước điều Hazard sẽ làm, đối thủ thường chọn phạm lỗi khi không kịp điều chỉnh tư thế.
Những gì xảy ra với Hazard dễ gây liên tưởng đến Arjen Robben, cầu thủ cũng phải nhận nhiều pha phạm lỗi khi rê bóng cắt mặt từ cánh phải. Robben từng nghỉ thi đấu thường xuyên trong giai đoạn đầu sự nghiệp, khi chơi cho Chelsea và Real.
Hazard cũng đầu quân cho Real từ Chelsea, trong vụ chuyển nhượng trị giá 110 triệu USD năm 2019. Sau thời gian dài dưỡng thương, nhờ giai đoạn hoãn do dịch, anh đang có cơ hội tỏa sáng trong những trận cuối. Real hiện sau 32 vòng, với hai điểm nhiều hơn Barca.
Hazard mới ghi một bàn trong 14 trận La Liga. Anh cần thời gian để đạt thành tích ghi trung bình 16 bàn mỗi mùa như thời còn chơi cho Chelsea.
Chủ tịch Bartomeu và nhiều lãnh đạo tới thăm nhà của HLV Quique Setien hôm 29/6.
Phái đoàn do Chủ tịch Bartomeu dẫn đầu còn có Tổng Giám đốc Oscar Grau, phó Chủ tịch Javier Bordas và Giám đốc thể thao Eric Abidal. Mục đích của chuyến thăm là tìm hiểu tâm trạng của HLV Setien, giải tỏa sức ép, và cổ vũ tinh thần nhà cầm quân này trước sáu trận cuối La Liga.
Bartomeu và ban lãnh đạo Barca vẫn ủng hộ Setien ít nhất đến hết mùa này. Ảnh: EFE.
Setien đang phải đối mặt với sức ép về thành tích. Do hòa hai trong năm trận gần đây, rơi xuống vị trí thứ hai La Liga, kém Real hai điểm.
Quan hệ giữa Setien và các cầu thủ cũng không còn tốt như trước. Theo báo chí Tây Ban Nha, nhiều trụ cột bất bình với chiến thuật của HLV, đặc biệt về khâu ghi bàn đang sa sút nghiêm trọng.
Một nguồn tin cho biết, lãnh đạo Barca đã lên kế hoạch sa thải Setien. Điều này sẽ xảy ra nếu đội bóng không giành được một trong hai danh hiệu: , hoặc .
Tuy nhiên, Barca sẽ không lập lại cảnh "thay ngựa giữa dòng" như hồi tháng 1/2020. Giải pháp đưa HLV đội B, Xavi Garcia Pimienta lên thay ngay Setien không nhận được sự đồng tình của số đông lãnh đạo.
Như đối thủ cạnh tranh Real, Barca còn sáu trận ở La Liga. Họ cũng còn trận lượt về vòng 1/8 Champions League với Napoli, nơi quyết định tấm vé vào tứ kết.
Hà Nội cần thắng để xua đi ồn ào hậu trường, nhưng sẽ không dễ để họ hạ Sài Gòn - đội duy nhất còn bất bại ở V-League, ở vòng 7 hôm nay 30/6.
* Hà Nội - Sài Gòn: 19h15 hôm nay 30/6, trên VnExpress.
Sau mùa giải 2019 thống trị giải trong nước với cú ăn ba V-League, Cup Quốc gia và Siêu Cup Quốc gia, đồng thời vào tới bán kết liên khu vực AFC Cup, Hà Nội liên tục gặp rắc rối. Đội mất vé dự sân chơi châu lục vì thiếu đội U15 dự giải quốc gia, bị SLNA đánh bại, đứt mạch 34 trận bất bại trên sân nhà, đúng ngày sinh nhật. Tiếp đến, ngôi sao được kỳ vọng nhất đội là bị , lộ ra những câu chuyện tình ái rắc rối. Và gần nhất ở vòng sáu, đội để lại hình ảnh không đẹp khi , cuối trận thắng Bình Dương 2-0.
Mùa giải 2020 Quang Hải chưa tìm được phong độ tốt, khiến Hà Nội đau đầu.
Hà Nội cần chiến thắng để xua tan bầu không khí u ám của những rắc rối hậu trường. Nhưng đánh bại Sài Gòn lúc này hứa hẹn là thách thức. Đây là đội bóng duy nhất còn bất bại tại V-League 2020.
CLB Sài Gòn vốn là đội của , có thể coi là anh em của CLB Hà Nội. Tuy nhiên, trước thềm mùa giải 2020, một nhóm doanh nghiệp đã chi hơn trăm tỷ đồng để mua lại đội bóng này. Ngay sau trận ra quân hoà 0-0 với SLNA, Chủ tịch Vũ Tiến Thành đã tạo áp lực khiến HLV Hoàng Văn Phúc phải ra đi và lên trực tiếp cầm quân. Ông xây dựng đội bóng với lối đá phòng ngự, phản công làm chủ đạo. Sài Gòn chơi xù xì, không đẹp mắt nhưng rất khó để đánh bại. Họ hiện mới chỉ để thủng lưới ba bàn, ít nhất tại V-League 2020.
Trong khi Sài Gòn đang cho thấy sự tiến bộ, Hà Nội lại có dấu hiệu sa sút. Dù không phải mất sức đá AFC Cup như mùa trước, có thể dồn toàn lực cho sân chơi quốc nội, đội bóng này vẫn không thể chơi ấn tượng tại V-League 2020. Họ hiện đứng thứ tư với chỉ 10 điểm sau sáu trận, ít hơn cùng thời điểm ở ba mùa trước.
Hàng công của Hà Nội, với những ngôi sao như Omar, Quang Hải, Thành Lương..., vẫn giữ được hiệu suất ghi bàn. Nhưng ở hàng thủ, họ đánh mất sự chắc chắn, trở nên dễ tổn thương. Qua sáu trận, nhà ĐKVĐ đã lọt lưới tới bảy bàn - con số lớn so với hai bàn ở cùng kỳ mùa giải 2018 và 2019. Đây là hậu quả từ sự vắng mặt của một loạt trụ cột như Trần Đình Trọng, Đỗ Duy Mạnh, Đinh Tiến Thành (chấn thương) và Đoàn Văn Hậu (sang Heerenveen theo dạng cho mượn). HLV Chu Đình Nghiêm phải chắp vá, kéo tiền vệ Đậu Văn Toàn về đá cặp với Nguyễn Thành Chung.
Tình hình càng trở nên khó khăn với Hà Nội trước trận tiếp Sài Gòn hôm nay khi họ tiếp tục khủng hoảng nhân sự. Tuấn Anh, Xuân Tú, Văn Đại, Moses bị đau, khiến danh sách "thương binh" của đội lên tới 10 người.
"Trận đấu với Sài Gòn sẽ vô cùng khó khăn với Hà Nội. Chúng tôi mất nhiều cầu thủ quan trọng. Trong khi đó Sài Gòn năm nay tiến bộ nhiều, đang là đội bóng duy nhất bất bại. Đối thủ này có ngoại binh rất tốt trên hàng công", HLV Chu Đình Nghiêm nói về Sài Gòn trước trận.
Cầu thủ mà Hà Nội lo ngại nhất là Gieovane. Chân sút này đã ghi bàn ở hai trận liên tiếp, giúp Sài Gòn thoát thua trước HAGL và Hà Tĩnh.
Tuy nhiên, Hà Nội có thể dựa vào thành tích đối đầu để lấy niềm tin. Mùa trước, họ hạ Sài Gòn ở cả hai lượt trận với tỷ số 4-1 trên sân khách và 2-0 trên sân nhà. Và ở 10 lần đụng độ gần nhất, đội bóng thủ đô thắng bốn, hoà năm và chỉ thua một.
Lính cứu hỏa dùng thiết bị chuyên dụng dập lửa. Thượng tá Đỗ Mạnh Tiến, Phó trưởng Công an quận Nam Từ Liêm cho biết, các lực lượng tham gia diễn tập gồm công an quận Nam Từ Liêm, quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Phòng cảnh sát phòng cháy cứu hộ cứu nạn Công an TP Hà Nội, Ban chỉ huy quân sự quận Nam Từ Liêm, Trung tâm y tế quận, công ty Điện lực.
Trốn trong phòng ngủ, trống ngực Caroline Straw, 37 tuổi, đập thình thịch. Cô kéo tủ chặn ngang cửa để ngăn cô con gái 15 tuổi xông vào. Con bé có ý định giết cô.
Nỗi sợ của Caroline phức tạp bởi mâu thuẫn giữa một bên là tình yêu với con, một bên là bảo vệ bản thân. Con gái cô, Daisy, là một thiếu nữ nói năng lưu loát, thích làm bánh và các môn nghệ thuật, được giáo dục theo tiêu chuẩn của tầng lớp trung lưu. Mặt tối là Daisy đã có tiền sử hai năm lạm dụng bạo lực mẹ mình.
"Con tôi là cô gái đáng yêu nhưng dường như con bé có một công tắc biến nó thành người khác. Tôi đã bị thâm mắt, nhiều vết cắn và bầm tím khắp cơ thể do con gây ra", Caroline nói.
Lạm dụng bạo lực đối với cha mẹ như Caroline đã trải qua, phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Ở Anh, các số liệu của cảnh sát từ năm 2010 đến 2019 cho thấy, bạo hành của con trai với cha mẹ tăng 30%, lên 5.294 vụ. Bạo hành con gái với cha mẹ tăng gấp đôi, lên 1.598 vụ.
Do Covid-19, hầu hết các trường trung học đóng cửa đến hết tháng 9 và những thanh thiếu niên cảm thấy stress khi bị mắc kẹt tại nhà. Luật sư Vera Baird, đại diện của các nạn nhân ở Anh và xứ Wales, đang cảnh báo vể việc thanh thiếu niên tấn công cha mẹ mình trong thời kỳ giãn cách xã hội. "Có sự gia tăng đột biến các hình thức bạo hành với cha mẹ mới xảy ra", bà nói.
Michelle John, giám đốc của PEGS - một tổ chức hỗ trợ những nạn nhân bị con cái bạo hành - cho biết hàng ngày đều nhận được email kêu cứu của các bậc phụ huynh. Số liệu từ tổ chức này cho thấy 75% cha mẹ xin hỗ trợ của PEGS là nạn nhân của con trai. "Nhiều người sợ hãi tìm kiếm sự giúp đỡ trong trường hợp cái họ mất không chỉ con cái mà cả công việc, danh dự - nhưng các nhà chức trách thường nghiêng về đứa trẻ theo bản năng", Michelle cho biết.
Tình trạng trẻ em bạo hành cha mẹ gia tăng trong Covid-19 do phải ở nhà. Ảnh: Mirror.
Caroline chia tay với bố của Diasy khi con gái lên bốn. Sau đó có thêm con trai trong mối quan hệ tiếp theo với một thợ điện. Người phụ nữ đến từ vùng trung du nước Anh cho biết, chuyện bị con đánh đập không dễ chia sẻ. "Nếu tôi bị bạn trai lạm dụng thì mọi chuyện sẽ khác. Bạo lực giữa con cái với cha mẹ thật kinh khủng, nhưng thật khó để nói ra", cô nói.
Daisy đã thay đổi từ khi 13 tuổi. Cô bé bắt đầu vượt qua các ranh giới, chửi thề. Lúc đầu cô bé hung hăng điển hình như tuổi teen nổi loạn. Sau đó dần dần Daisy đánh và đấm vào đầu mẹ, khi không được phép hoặc bị cấm dùng điện thoại.
Caroline đã đưa con đến dịch vụ sức khỏe tâm thần cho trẻ em, nhưng Daisy từ chối hợp tác. Năm 14 tuổi, Daisy bắt đầu dùng dao và xoong để tấn công mẹ mình. "Con bé ném bất cứ thứ gì có được. Đôi khi hét lên rằng ghét tôi. Tôi luôn phải cảnh giác cao độ", người mẹ kể.
Daisy cao gần 1,8 m và luôn tận dụng lợi thế chiều cao để đe dọa người mẹ cao chưa tới 1,6 m và tấn công đứa em trai cùng mẹ khác cha mới 8 tuổi. Cô bé thường ghìm em trai xuống để đấm, nhiều đêm đánh thức và nói sẽ giết em. Vì sợ, Caroline đưa con trai vào phòng ngủ của vợ chồng cô.
Các chuyên gia tin rằng bạo hành trẻ em với cha mẹ phổ biến hơn ở những trẻ đã chứng kiến một chấn thương sớm. Caroline nghi ngờ con gái trở nên bạo lực vì từng thấy chồng cũ đánh cô suốt nhiều năm của cuộc hôn nhân.
Trong một cuộc gặp với các tổ chức xã hội tháng 7/2019, Daisy bình tĩnh tuyên bố đã nghiên cứu cách giết mẹ mình "trong vài giây bằng cách sử dụng dùng một cái gì đó gây nghẹt thở". "Con bé nói đó là một trò vui. Con bé nói giết tôi bằng giọng lạnh tanh", Caroline sợ hãi nói với cảnh sát.
Cô đã đề nghị chồng con chuyển đến chỗ người thân. Còn lại chỉ có hai mẹ con tại nhà. Cô cũng phải loại bỏ những vật sắc nhọn khỏi tầm mắt. Nhưng người mẹ vẫn bị đe dọa tới độ phải kê tủ chắn trước phòng ngủ, hoảng loạn nên suốt đêm không thể ngủ. Dịch vụ xã hội không thể hỗ trợ nữa. Cuối cùng cảnh sát đã bắt Daisy.
Cô bé sau đó được đưa đến một khu dành cho thanh thiếu niên. Trước dịch, Caroline tới thăm con mỗi tuần và FaceTime mỗi ngày. "Tôi rất mong được đón con về nhà, nhưng rủi ro vẫn còn quá lớn", người mẹ nói.
Caroline bị dồn đến bước đường phải cầu cứu, nhiều người mẹ khác vẫn đang âm thầm chịu đựng lạm dụng. "Mọi người sẽ bị sốc khi biết. Tôi lo lắng bị mọi người đánh giá, hoặc tôi có thể mất con", Miranda Rogers, có con trai Tristan, 16 tuổi, đã bạo hành mẹ từ khi 9 tuổi, nói.
Miranda từng là phó giám đốc một viện dưỡng lão, nhưng đã bỏ việc để chăm sóc 5 đứa con tuổi từ 2-18. Mọi người nhìn vào sẽ thấy cô có cuộc sống tươi đẹp với người chồng yêu thương. Nhưng đêm đêm cô luôn tự hỏi "mình đã sai ở đâu mà có một đứa con như thế. Tôi yêu con vô điều kiện nhưng khi con lớn hơn, tôi sợ con sẽ đánh gãy xương tôi".
Lần đầu tiên cô nhận thấy con thứ 2 của mình, Tristan thay đổi hành vì là sau khi con gái cô chào đời cách đây 9 năm. "Thằng bé bắt đầu khó bảo và nói ghét tôi", người mẹ kể.
Một lần thấy Tristan đánh em trai 5 tuổi, cô đã can thiệp thì bị con đấm vào miệng. Người mẹ ôm hai con nhỏ vào phòng và khóc. Sau đó cô gỡ bỏ trò chơi trong máy tính của Tristan như một hình phạt. Miranda giải thích vết bầm tím cho bạn bè là một tai nạn.
Lần khác bị Tristan đẩy vào khung cửa, cô lại biện bạch là sơ suất ngã khi chơi với con. Cơn thịnh nộ của Tristan bộc phát hàng tuần khi cầu bé bước vào tuổi thiếu niên, từ những việc rất nhỏ như bị từ chối cho tiền đi chơi với bạn. "Con đẩy tôi rất mạnh. Tôi bị hất xuống sàn", Miranda hoàn toàn bị con trai cao 1,8 m lấn át.
Nhưng người mẹ khẳng định, việc thiếu kỷ luật không dung túng cho bạo lực của Tristan và những đứa con khác của cô vẫn cư xử chừng mực. Chúng phải làm việc để có tiền tiêu vặt, phải dọn phòng. Nhưng nếu Miranda bảo Tristan dọn, thằng bé sẽ phá tung phòng.
6 tháng trước, sau khi Tristan đấm cửa, Miranda đã đưa con đến một phòng khám thanh thiếu niên, thừa nhận với một y tá tính nóng nảy của con. Họ đã yêu cầu nên đưa con đến gặp chuyên gia nhưng thằng bé khóc lóc van xin và người mẹ thì không có sức để kéo con đi.
Cậu bé đối xử tốt với người xung quanh. Ở trường học xuất sắc về toán và lịch sử. Sau khi đánh mẹ, thằng bé thường xin lỗi và nói "mẹ nên ghét con đi".
Chồng Miranda, một người điều hành kho 40 tuổi rất bức xúc với việc làm của con trai. Anh cũng trách vợ không nghiêm khắc với con. Nhưng Tristan chưa bao giờ đánh chồng cô, còn chồng cô thì cũng không nói được con.
Catherine Slater, 32 tuổi, ở Staffordshire cũng cảm thấy mâu thuẫn tương tự đối với con trai 10 tuổi của mình, Richard. "Tôi yêu con nhưng tôi không thích con và đó là một cảm giác kinh khủng", người mẹ nói trong nước mắt.
Từ cách đây 18 tháng, Richard trở nên hung dữ, sau khi được vợ chồng cô mua cho bộ Xbox (thiết bị video game). Khi người mẹ ngăn cản con không sa đà vào các trò chơi video, đứa con đã vặc lại mẹ. Đỉnh điểm, Giáng sinh năm ngoái, Richard đã đấm vào mặt mẹ 3 lần.
"Con đấm tôi với một lực mạnh khủng khiếp, đến mức tôi nghĩ mũi mình bị gãy", Catherine nói. Máu mũi khắp mọi nơi. Thằng bé không xin lỗi và nói vì mẹ đã làm nó giận. Cô đã giải thích với bạn bè và gia đình một bên mắt thâm đen là do bị ngã. "Tôi quá xấu hổ để thừa nhận", cô nói.
Người duy nhất biết là chồng cô. Anh chưa từng bị con trai tấn công. Catherine khăng khăng nếu cô nghiêm khắc hơn sẽ khiến Richard tức giận hơn và đó cũng không phải cách giáo dục hiệu quả.
Đại dịch làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Tổ chức Adoption UK cho biết, 31% phụ huynh báo cáo bị con nuôi bạo lực từ khi giãn cách xã hội. "Các gia đình đang phải chịu nhiều áp lực hơn", ông Sue Armstrong Brown, giám đốc điều hành của tổ chức từ thiện nói. Ông cho biết, việc trẻ em bạo lực có thể do đã phải chịu tổn thương, hoặc là chúng đã chứng kiến người trưởng thành hành xử, hoặc làm vậy để thấy an toàn.
Con gái nuôi của Elizabeth Walters, tên Joanne đã chửi cô từ năm bé 11 tuổi bằng các từ ngữ khủng khiếp. Khi 12 tuổi, Joanne đã ném một hòn đá vào Elizabeth, để lại một vết thương lớn trên đầu. Người mẹ giờ đã học được cách giữ tay để kiềm chế mỗi khi con lên cơn thịnh nộ. "Joanne đã cắn vào ngực và cơ thể tôi, đâm đầu vào tôi", cô kể.
Joanne được nhận nuôi lúc 11 tháng tuổi và được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phản ứng gắn bó. "Con bé sẽ không bao giờ tin rằng chúng tôi luôn yêu con và cố tình phá hoại mọi thứ", Elizabeth nói. Cô tranh cãi với chồng, bỏ qua những lời khuyên của mọi người vì vẫn tin vào cách nuôi dưỡng tình yêu thay vì kỷ luật nghiêm ngặt.
Nhưng sự tận tâm như vậy đã ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của cô. "Từ 4 năm trước, tôi đã cảm thấy rất tệ. Tôi có thể hiểu cảm xúc người ta giết con mình sau đó tự tử là như thế nào", cô nói.
Trong vài tháng qua, Elizabeth bị con gái mắng chửi hàng ngày.
HLV Ole Gunnar Solskjaer cảnh báo sẽ tìm người thay thế Marcus Rashford và Anthony Martial nếu bộ đôi này thi đấu không tốt.
Rashford và Martial đang trải qua mùa giải tốt nhất từ khi khoác áo đội một Man Utd. Mỗi người đều đã ghi 19 bàn, giúp Man Utd đạt chuỗi 14 trận bất bại. Ở trận thắng Sheffield United 3-0 tại Ngoại hạng Anh, Martial trở thành kể từ khi cựu HLV Alex Ferguson giải nghệ năm 2013.
Tuy nhiên, Solskjaer tuyên bố trên tờ Sun: "Chúng tôi đang ở quá xa so với đẳng cấp mà CLB mong muốn và cần đạt đến. Chúng tôi luôn phải trông chờ sự tiến bộ và nếu họ không cải thiện, chúng tôi có thể phải tìm người khác để nâng cao sức mạnh của đội bóng vì Man Utd luôn phải tiến lên phía trước".
Rashford và Martial đang thăng hoa dưới sự chỉ dạy của Solskjaer. Ảnh: PA.
Thời còn thi đấu, Solskjaer luôn phải cạnh tranh quyết liệt để được ra sân vì khi ấy, Man Utd sở hữu nhiều tiền đạo giỏi. Ông muốn Rashford và Martial có trải nghiệm tương tự. "Nếu họ nghĩ mình tài giỏi và có suất vào sân trong mọi trận đấu, nghĩ chúng tôi sẽ không mua người thay thế, thì họ đã sai. Tôi từng là một tiền đạo ở Man Utd trong nhiều năm, rồi Teddy Sheringham đến, sau đó là Dwight Yorke, Ruud van Nistelrooy hay Wayne Rooney. Bạn cần phải chiến đấu để kiếm suất thi đấu ở Man Utd", Solskjaer nói.
Nhà cầm quân người Na Uy cũng khẳng định sẽ không thiên vị Rashford, Martial hay hai tiền đạo dự bị Mason Greenwood và Odion Ighalo. Ông nhấn mạnh: "Họ là những học trò giỏi để có thể ngồi xuống và nói chuyện. Họ biết tôi tin tưởng họ và biết tôi muốn những điều tốt đẹp nhất cho đội bóng. Nhưng họ cũng hiểu tôi phải đưa ra những quyết định vì lợi ích của CLB".
Chính quyền TP HCM sẽ nghiên cứu những mô hình thành công ở nước ngoài để xây dựng Đề án Thành phố phía Đông - nơi kỳ vọng đóng góp 4% - 5% GDP cả nước.
TP HCM đang hoàn thiện Đề án xây dựng Thành phố phía Đông với mô hình "thành phố trong thành phố" nhằm biến nơi đây thành "hạt nhân" thúc đẩy kinh tế thành phố và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. VnExpress trao đổi với ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP HCM về ý tưởng chiến lược được chính quyền thành phố ấp ủ nhiều năm qua.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong trả lời VnExpress về đề án xây dựng Thành phố phía Đông. Ảnh: Hữu Khoa.
- Hình dung của ông về diện mạo của Thành phố phía Đông sẽ như thế nào, thưa ông?
- - Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thúc đẩy kinh tế TP HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ.
Khu vực này được kỳ vọng góp phần thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại theo chuẩn quốc tế, hỗ trợ tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp. Đồng thời thành phố sẽ đóng vai trò trung tâm, triển khai các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật, thương mại khép kín; liên kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ với ứng dụng phát triển sản phẩm thương mại hóa phục vụ cuộc sống người dân và vươn tầm quốc tế.
Khu đô thị rộng hơn 211km2, với khoảng một triệu dân, kỳ vọng sẽ đóng góp 30% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP HCM, bằng 4% - 5% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước.
- Vì sao TP HCM muốn lập Thành phố phía Đông theo mô hình "thành phố trong thành phố" trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức?
Thành phố sẽ phát triển dựa trên những nền tảng có sẵn, kết nối ba chức năng: Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ và sản xuất các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ công nghệ cao, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với điểm nhấn là ; trung tâm giáo dục - đào tạo nhân lực có trình độ và chất lượng cao với điểm nhấn là ; trung tâm tài chính, thương mại với điểm nhấn là .
Thành phố xác định trung tâm động lực phát triển kinh tế trong 10 năm tới sẽ là Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, trên cơ sở tích hợp ba lợi thế của ba quận (2, 9 và Thủ Đức). Trong đó, lợi thế của quận 9 là khu công nghệ cao, nơi tập trung các doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước về khoa học, công nghệ; quận Thủ Đức là nơi đào tạo đại học, nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học với 15 trường đại học trên 100.000 sinh viên; quận 2 là trung tâm tài chính và thương mại.
Thành phố Phía Đông sẽ gồm ba quận: 2, 9 và Thủ Đức. Đồ họa: Khánh Hoàng.
- Gần 10 năm ấp ủ cho đề án Thành phố phía Đông và Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông, đến nay, UBND thành phố đã làm gì để triển khai?
- Ngày 24/4, UBND thành phố có quyết định thành lập Ban chỉ đạo về xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông gồm 22 thành viên do tôi làm Trưởng ban; Phó chủ tịch UBND thành phố Võ Văn Hoan làm Phó ban Thường trực; lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố và Chủ tịch UBND ba quận (2, 9, Thủ Đức) làm thành viên.
Ban chỉ đạo sẽ có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu, lập quy hoạch phát triển tổng thể Khu đô thị; xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tri thức, các chương trình kêu gọi đầu tư phát triển đô thị và thu hút nhân tài đến sinh sống và làm việc; nghiên cứu các chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch và phát triển Khu đô thị này.
Do khu đô thị cũng chính là khu vực dự kiến thành lập Thành phố phía Đông nên Ban chỉ đạo còn có nhiệm vụ chỉ đạo tăng cường cải cách hành chính, đổi mới quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế phối hợp giữa ba quận.
Thành phố nghiên cứu kinh nghiệm ở các thành phố lớn của nước ngoài để đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển hệ sinh thái sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh cho Khu đô thị; hướng đến chuẩn bị thành lập bộ máy hành chính cho Thành phố phía Đông. Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị tập trung (bao gồm hệ thống dữ liệu về đất đai, giao thông, quy hoạch...) trên ba quận, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao năng lực quản lý các nguồn lực.
Ngày 22/5, Ban chỉ đạo đã họp phiên đầu tiên và đã cho ý kiến dự thảo kế hoạch hành động của Ban chỉ đạo về xây dựng Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông; Ban chỉ đạo đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc tiếp thu ý kiến đóng góp của các sở, ngành, cần xác định cụ thể thời gian, tiến độ thực hiện từng nội dung công việc, khẩn trương bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch đề xuất báo cáo trình UBND thành phố xem xét thông qua.
Khu công nghệ cao ở quận 9 sẽ là nơi ươm mầm, ứng dụng khoa học công nghệ cho Thành phố phía Đông và Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông. Ảnh: Quỳnh Trần.
- Kế hoạch thành lập Thành phố phía Đông của thành phố có thuận lợi và khó khăn gì?
- Về thuận lợi, hành lang pháp lý về đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương đã được quy định cụ thể tại Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019. Việc sáp nhập ba quận để thành lập Thành phố phía Đông góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế phù hợp với chủ trương của Đảng và quản lý Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Việc lập Thành phố phía Đông thuộc TP HCM trên cơ sở sáp nhập ba quận gắn với mục tiêu xây dựng Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông nhằm phát huy những lợi thế về vị trí mang tính cửa ngõ, các hạ tầng dịch vụ sẵn có như các khu đại học (đào tạo bậc cao), khu công nghệ cao (sẽ thành lập Viện công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo gắn với khu công nghệ cao), khu đô thị mới Thủ Thiêm (trung tâm tài chính và thương mại) và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đã và đang được hoàn thiện (xa lộ Hà Nội; cao tốc ; tuyến , 3; đường Phạm Văn Đồng...).
So với các hướng khác, hướng Đông thành phố có đầy đủ lợi thế nhất (Đại học Quốc gia TP HCM, Khu công nghệ cao và Trung tâm tài chính Thủ Thiêm) là hạt nhân để dẫn đầu, thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tuy nhiên về khó khăn, Thành phố phía Đông có diện tích và quy mô dân số rất lớn so với chuẩn quy định (hơn 211 km2, đạt tỷ lệ 141%; hơn 1.013.000 người, đạt tỷ lệ 675%). Do đó, nếu không đi kèm với việc phân cấp, ủy quyền đủ mạnh và cơ chế, chính sách thực sự thu hút sẽ không phát huy tác dụng.
Thời gian tới bên cạnh đẩy nhanh những nhiệm vụ triển khai, UBND thành phố tiếp tục hoàn thiện, bổ sung để đề án đem lại hiệu quả và phù hợp với nguồn lực thành phố.
Ý tưởng sáp nhập ba quận: 2 , 9 và Thủ Đức để lập Thành phố phía Đông theo mô hình Khu đô thị sáng tạo tương tác cao được hình thành gần 10 năm trước. Kỳ họp thứ 11 HĐND TP HCM khoá 8 ngày 27/9/2013 đã thông qua Nghị quyết chuyên đề về Đề án thí điểm với 4 đô thị vệ tinh trong đó có Thành phố phía Đông gồm các quận: 2, 9 và Thủ Đức. Tuy nhiên, sau đó, đề án không được Trung ương thông qua do vướng luật, Hiến pháp và quy mô đề án quá lớn nên cần nhiều cơ quan tham gia.
Đầu năm 2018, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao nhằm kết nối ba quận phía Đông thành một hệ sinh thái, đẩy mạnh phong trào đổi mới sáng tạo, khai thác tiềm lực của cộng đồng tri thức trẻ địa phương.
Ngày 12/4/2018, Đại học Quốc gia TP HCM phối hợp Viện KAS - CHLB Đức tại Việt Nam tổ chức hội thảo Khu đô thị sáng tạo tại TP HCM: Thảo luận một lộ trình chiến lược. Hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia về phát triển đô thị, đổi mới sáng tạo, công nghệ thông tin; các chuyên gia tư vấn chiến lược quốc tế, các nhóm tư vấn thiết kế đô thị đang làm việc tại nhiều nước trên thế giới... cùng thảo luận về những phác thảo đầu tiên của mô hình Khu đô thị sáng tạo của TP HCM.
Ngày 23/11/2019, Công ty Sasaki-encity (Mỹ) được UBND TP HCM trao giải nhất cuộc thi Ý tưởng quy hoạch phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông TP HCM. Theo đó, trọng điểm của khu đô thị này sẽ bao gồm , gồm: Trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm; Khu thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; Trung tâm công nghệ cao Sài Gòn; Trung tâm công nghệ giáo dục (Đại học Quốc gia TP HCM); Khu công nghệ sinh thái Tam Đa và Khu đô thị tương lai Trường Thọ.
Để triển khai đồ án, đơn vị đoạt giải đề xuất thành lập cơ quan quản lý phát triển đô thị sáng tạo dưới mô hình công ty chịu trách nhiệm phát triển dự án. Ngoài ra, quận 2, 9 và Thủ Đức cần được tổ chức thống nhất thành một cơ quan hành chính duy nhất, theo mô hình chính quyền đô thị để điều phối phát triển.
Ngày 22/4, Chủ tịch UBND TP HCM ký quyết định lập Ban chỉ đạo về xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP HCM với nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu, lập quy hoạch phát triển tổng thể Khu đô thị; xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tri thức...
Tại buổi làm việc với TP HCM hôm 8/5, sau khi nghe TP HCM đề xuất việc lập Thành phố phía Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã các quận 2, 9 và Thủ Đức thành một đơn vị hành chính mới. Thủ tướng yêu cầu thành phố hoàn thiện đề án trình Trung ương xem xét.