Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Công bố dịch Covid-19 toàn quốc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc và nêu 10 nhóm biện pháp phòng chống, trưa 1/4.

Theo quyết định, thời gian xảy ra dịch là 23/1, khi xác định người đầu tiên mắc nCoV. Đây là bệnh truyền nhiễm nhóm A và nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

Việt Nam thực hiện 10 nhóm biện pháp ứng phó theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, như lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch; khai báo, báo cáo dịch; tổ chức cấp cứu, khám chữa bệnh; cách ly y tế; kiểm soát ra vào vùng có dịch; huy động nguồn lực và hợp tác quốc tế chống dịch...

Các nhân viên y tế trạm xét nghiệm nhanh Covid-19 họp bàn phương án lấy mẫu bệnh phẩm người dân sáng 31/3. Ảnh: Giang Huy

Các nhân viên y tế trạm xét nghiệm nhanh Covid-19 họp bàn phương án lấy mẫu bệnh phẩm người dân sáng 31/3. Ảnh: Giang Huy
 

Trước đó ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã , tuy nhiên lúc này cả nước chỉ có 6 người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa. Lần này Thủ tướng đồng ý công bố dịch trên toàn quốc.

Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe người dân.

Luật này quy định cấp độ cao hơn là ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch. Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

Hiện Việt Nam ghi nhận 212 bệnh nhân Covid-19, trong đó 60 người đã khỏi bao gồm 2 người ở Ninh Thuận ra viện sáng 1/4.  

Let's block ads! (Why?)

Đà Nẵng dừng hoạt động cửa hàng ăn uống bán qua mạng

Chính quyền thành phố lo ngại việc xếp hàng mua đồ ăn, thức uống mang về sẽ dẫn đến tập trung đông người, shipper có thể là nguồn lây.

Ngày 31/3, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu trong thời gian 15 ngày, kể từ 0h ngày 1/4, tất cả các cửa hàng kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu tạm dừng hoạt động; các cửa hàng ăn uống bán qua mạng hoặc bán mang đi, chỉ được phép hoạt động đến 0h ngày 2/4.   

Ông Nguyễn Hà Bắc - Giám đốc Sở Công Thương TP Đà Nẵng, cho biết quy định trên nhằm tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

"Tình trạng xếp hàng dài mua đồ ăn, thức uống, nhất là trà sữa và cà phê tại một địa điểm không đảm bảo khoảng cách an toàn, quá ồn ào và nhiều người không đeo khẩu trang. Trong khi thức uống không phải là mặt hàng thiết yếu, có thể đi siêu thị mua về nhà tự pha", ông Bắc nói.

Một quán chè ở Đà Nẵng để biển bán mang về từ ngày 28/3. Ảnh: Nguyễn Đông.

Một quán chè ở Đà Nẵng để biển bán mang về từ ngày 28/3. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ông Bắc cũng nhận định,  có thể là nguồn lây trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, bởi hàng ngày họ nhận và đi giao quá nhiều đơn hàng, tiếp xúc với rất nhiều người. 

Không khẳng định sẽ dừng hoạt động của shipper, tuy nhiên ông Bắc nói dừng hoạt động các cửa hàng ăn uống đồng nghĩa với không còn hoạt động giao đồ ăn, thức uống; còn giao hàng từ các siêu thị, chợ... vẫn diễn ra bình thường.

"Trong cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thành phố chiều 31/3, nhiều ý kiến cho rằng nếu không có shipper ăn uống thì người dân sẽ ra đường đi chợ nhiều hơn. Nhưng chúng tôi khuyến khích người dân chỉ đi ra chợ mua thực phẩm và về nhà chế biến, có thể đi chợ một ngày mua đồ cho vài ba ngày", ông Bắc nói thêm.

Một quán cà phê thông báo bán mang về kèm số điện thoại đặt hàng. Ảnh: Nguyễn Đông.

Một quán cà phê thông báo bán mang về kèm số điện thoại đặt hàng. Ảnh: Nguyễn Đông.

Trước đó ngày 27/3, UBND TP Đà Nẵng có văn bản cho phép và khuyến khích các nhà hàng, quán cà phê, giải khát nếu có nhu cầu hoạt động thì bán hàng qua mạng, bán hàng mang đi, tuyệt đối không phục vụ tại chỗ. 

Đến nay Đà Nẵng đã ghi nhận 6 ca mắc Covid-19, trong đó 3 người được chữa khỏi và xuất viện.

Trong 15 ngày cách ly, Đà Nẵng cho phép mở cửa dịch vụ khám chữa bệnh; ngân hàng; bưu chính viễn thông; cấp điện, nước; hoạt động của các nhà máy, cơ sở sản xuất.

Các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tạp hoá... vẫn mở cửa và chỉ được bán lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm. Do đó, ngành công thương khuyến cáo người dân không nên tích trữ lương thực, thực phẩm.

Let's block ads! (Why?)

Quảng Nam sẽ cách ly người về từ Hà Nội, TP HCM

Lãnh đạo Quảng Nam khuyên người dân đang ở Hà Nội, TP HCM "cố gắng ở yên tại chỗ, không về quê lúc này, nếu về sẽ bị cách ly có thu phí".

Sáng 1/4, ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cho biết công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn đã "được đặt ở mức cao hơn, phức tạp hơn, với tinh thần khẩn trương, quyết liệt".

Thực hiện về "cách ly toàn xã hội", ông Cường khuyên những người quê Quảng Nam hiện đang ở các địa phương có dịch (nơi có người nhiễm nCoV) như Hà Nội, TP HCM... không về quê lúc này. 

Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành

Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành

"Từ 1/4 đến 15/4, trừ trường hợp đến Quảng Nam theo yêu cầu công vụ, những người khác đến địa phương sẽ được đưa đi cách ly tập trung. Họ phải trả tiền ăn trong 14 ngày, còn tiền ở được miễn phí", ông Cường nói và giải thích đây là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.

Theo ông, vừa qua có thực tế một số người ở nơi có dịch đi về Quảng Nam, đơn cử 7 trường hợp khám chữa bệnh ở Bạch Mai, tình hình này khiến dịch bệnh nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Do vậy, cùng với khuyến cáo nêu trên, Quảng Nam đã chuẩn bị cơ sở cách ly với 1.000 phòng để sẵn sàng ứng phó khi phát hiện người từ vùng có dịch đến địa phương này.

"Chúng tôi yêu cầu chính quyền địa phương, các tổ dân phố rà soát, nếu phát hiện người từ nơi khác đến thì xác minh, phân loại và ai trong diện cách ly phải đưa đi cách ly ngay theo quy định", ông Cường nói.  

Một chốt kiểm tra người đi vào tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành.

Chốt kiểm tra người đi vào tỉnh Quảng Nam tối 31/3. Ảnh: Đắc Thành.

Từ 31/3, Quảng Nam lập 8 chốt ở các cửa ngõ ra vào địa bàn để kiểm soát, phòng chống Covid-19. Các chốt này có nhiệm vụ kiểm soát y tế đối với người, phương tiện vào địa bàn tỉnh; xác định trường hợp nghi nhiễm nCoV và tổ chức kiểm tra y tế.

Sáng 31/3, Thủ tướng ban hành chỉ thị yêu cầu cách ly trên toàn quốc, áp dụng từ 0h ngày 1/4 và kéo dài trong 15 ngày. Cách ly toàn xã hội được thực hiện theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".

Let's block ads! (Why?)

Giáo viên hát, nhắn học trò không ra khỏi nhà

083.888.0123 - 082.233.3555

Chia sẻ bài viết qua email

Tải ứng dụng
QRCode
  • Đường dây nóng
  • Liên hệ tòa soạn
  • 083.888.0123 - 082.233.3555

Let's block ads! (Why?)

Ảnh thời sự tháng 3

083.888.0123 - 082.233.3555

Chia sẻ bài viết qua email

Tải ứng dụng
QRCode
  • Đường dây nóng
  • Liên hệ tòa soạn
  • 083.888.0123 - 082.233.3555

Let's block ads! (Why?)

CLB Đà Nẵng: 'V-League 2020 nên bỏ xuống hạng'

Chủ tịch CLB Đà Nẵng Bùi Xuân Hoà cho rằng V-League 2020 cần thay đổi thể thức, chuyển sang đá một lượt và không có xuống hạng để thích ứng với Covid-19.

- Covid-19 khiến V-League bị . Theo ông, giải cần điều chỉnh gì để thích ứng?

Với diễn biến Covid-19 phức tạp như hiện tại, chúng ta đều thấy còn lâu nữa V-League mới có thể diễn ra. Như vậy, thể thức cũ - đấu lượt đi - lượt về trên sân nhà và sân khách chắc chắn không còn đủ thời gian để thực hiện. Trong buổi họp với VFF, VPF và các CLB hôm 31/3, tôi đề xuất chỉ đá một lượt và bỏ chuyện xuống hạng. Đây là cách tốt nhất.

- Vì sao lại bỏ xuống hạng?

Nhiều người nói tôi đưa ra phương án này là vì Đà Nẵng đang đứng cuối bảng, sợ xuống hạng. Nói như vậy buồn cười quá, giải mới qua được có hai vòng. Đà Nẵng cũng đâu có tệ thế, họ quên chúng tôi thể hiện thế nào trong những năm qua. Chúng tôi không sợ xuống hạng. Tôi đưa ra đề xuất như vậy vì cái chung cho bóng đá Việt Nam. Lúc này, các CLB cần đưa ra ý kiến thay vì ngồi im.

Tôi cho rằng bỏ chuyện xuống hạng mang lại hai cái lợi lớn. Thứ nhất, đá trong thời gian ngắn, cường độ cao nếu cộng thêm áp lực đua tranh xuống hạng sẽ khiến rất nhiều cầu thủ dễ dính chấn thương. Hiện tại, rất nhiều tuyển thủ đang trong giai đoạn điều trị chấn thương. Nếu thêm người người bị, sẽ khó cho HLV Park Hang-seo khi tập trung đội tuyển. Thứ hai, giải quyết vấn đề tài chính cho các CLB. Khi không áp lực xuống hạng, các đội sẽ không phải tính ngoại binh, giảm được rất nhiều vấn đề tài chính.

Chúng ta phải hiểu lên xuống hạng để làm gì? Để tăng tính cạnh tranh, chất lượng giải lên để lôi kéo khán giả, tăng tài trợ. Nhưng giờ đá không khán giả, chuẩn bị kém, doanh nghiệp khó khăn không vào tài trợ thêm, vậy lên xuống hạng không còn nhiều ý nghĩa.

Ngoài Đà Nẵng, Sài Gòn, Nam Định, Hà Tĩnh cũng đề xuất V-League 2020 không có đội xuống hạng. Ảnh: VPF

Ngoài Đà Nẵng, Sài Gòn, Nam Định, Hà Tĩnh cũng đề xuất V-League 2020 không có đội xuống hạng. Ảnh: VPF

- Nếu không có xuống hạng, Ban tổ chức sẽ xử lý sao về vé lên hạng cho các đội ở giải Hạng nhất Quốc gia?

Theo tôi, năm nay các giải dưới như hạng Nhất cũng nên giảm thời gian thi đấu. Các giải không thực sự quan trọng như hạng Nhì, hạng Ba... thì nên bỏ.

Về chuyện vé lên hạng, tôi cho rằng vẫn để xuất cho các đội hạng Nhất lên. Mùa sau chúng ta sẽ đá V-League nhiều đội hơn, 16 thay vì 14 như hiện tại chẳng hạn.

- Không thể đá đủ, không vé xuống hạng, không khán giả... Vậy tại sao các đội không huỷ luôn V-League 2020, chờ năm sau thi đấu?

Bỏ thì rất khó. Thứ nhất, năm nay vòng loại World Cup 2022 và AFF Cup vẫn diễn ra. Nếu V-League không đá, cầu thủ không duy trì được phong độ để chơi tốt ở tuyển. Không có giải vô địch quốc gia, HLV Park Hang-seo lấy đâu cơ sở để chọn người. Thứ hai, khi huỷ giải, các cầu thủ sẽ không có tiền, bị ảnh hưởng đời sống rất lớn. Các CLB cũng gặp khó khăn về tài chính, không quyết toán được, không trả được quyền lợi cho các nhà tài trợ.

Chúng ta vẫn nên chuẩn bị các phương án để thi đấu. Tất nhiên, chỉ khi Covid-19 ổn, các đội mới đá trở lại.

Lâm Thoả

Let's block ads! (Why?)

Thủ tướng giải thích về 'cách ly toàn xã hội'

Lãnh đạo Chính phủ nói cách ly toàn xã hội mang ý nghĩa giữ khoảng cách trong xã hội để đối phó với tình huống nguy hiểm, bùng phát dịch bệnh. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết như trên khi phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, sáng 1/4. "Cách ly xã hội còn nhằm giữ khoảng cách người với người, không phải là ngăm cấm giao thông, chưa phải phong toả xã hội", ông nói. 

Theo Thủ tướng, lúc này vẫn phải duy trì hàng hoá lưu thông, sản xuất an toàn, nhất là hàng thiết yếu, vật tư y tế, hàng hoá xuất khẩu; đặc biệt xuất khẩu bằng đường biển, đường bộ vẫn bình thường; đảm bảo làm việc tại nhà bình thường. 

Về thời gian cách ly toàn xã hội trong 15 ngày, ông giải thích "đây là khoảng thời gian vàng để hạn chế tối đa việc lây nhiễm ra cộng đồng. Một số nước đã vấp phải vấn đề này (không tận dụng được thời gian vàng)".

Thủ tướng nêu rõ, nếu quyết liệt cách ly xã hội, cách ly người với người thì Việt Nam sẽ hạn chế được tổn thất. Ngược lại, "nếu chúng ta không cương quyết việc này thì hậu quả khôn lường đối với sức khoẻ, tính mạng của nhân dân".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, sáng 1/4. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, sáng 1/4. Ảnh: VGP

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm các chủ trương, biện pháp đã đề ra; không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. 

"Người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật cần thiết, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người nơi công cộng; chấp hành khai báo y tế tự nguyện, tự bảo vệ bản thân, gia đình và các hoạt động chống dịch", ông nhắc lại.

Thủ tướng cũng yêu cầu người đứng đầu doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm áp dụng biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khoẻ, an toàn cho người dân. 

Khẳng định "Chính phủ Việt Nam chủ động kiểm soát mọi tình hình", Thủ tướng dẫn lại đánh giá của Ngân hàng Thế giới (trong Báo cáo Đông Á và Thái Bình Dương thời Covid-19 được công bố chiều 31/3), nhìn nhận "nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững trước các cú sốc bên ngoài trong mấy tháng đầu năm 2020, không gục ngã, đặt mức tăng trưởng cao nhất".

Theo đó, quý I/2020, Việt Nam đạt tăng trưởng 3,82%, mức thấp nhất trong 11 năm qua nhưng cao nhất trong số các nước có được số liệu đến thời điểm này. Chính phủ nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt lo cho người dân, nhất là người, những người thất nghiệp. h

Thực hiện cách ly xã hội, phiên họp Chính phủ được tổ chức trực tuyến, kết nối với 21 bộ, cơ quan ngang bộ; 7 cơ quan thuộc Chính phủ; Hà Nội; TP HCM. 

Sáng 31/3, Thủ tướng ban hành chỉ thị yêu cầu cách ly trên toàn quốc, áp dụng từ 0h ngày 1/4 và kéo dài trong 15 ngày. Cách ly toàn xã hội được thực hiện theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh". 

Let's block ads! (Why?)

Gian hàng 0 đồng ở khu cách ly

Quảng TrịTừ ngày 1/4, Đoàn thanh niên tổ chức bốn gian hàng miễn phí tại ba khu cách ly ở thị xã, phục vụ 300 người nhập cảnh từ Lào, Thái Lan về.

Một gian hàng trong khu cách ly ở thị xã Quảng Trị. Ảnh: Quang Hà

Một gian hàng trong khu cách ly ở thị xã Quảng Trị. Ảnh: Quang Hà

Các gian hàng phục vụ nước giải khát, sữa, trái cây, cờ, cầu lông, sách báo, kem đánh răng, giấy vệ sinh, vật dụng phụ nữ...

Anh Nguyễn Thành Luân, Bí thư Đoàn thanh niên thị xã Quảng Trị cho hay các gian hàng sẽ hoạt động từ hôm nay đến khi hết người cách ly, giúp người dân có đủ nhu yếu phẩm cần thiết, ngoài chế độ của nhà nước.

Mặt hàng được tiếp tế và thay đổi hàng ngày tùy vào nhu cầu của người dân. Gian hàng đề cao tính tự giác, chủ động, ai thiếu cái gì lấy cái đó, không tích trữ.

Để chuẩn bị các gian hàng, Đoàn thanh niên thị xã Quảng Trị vận động các đoàn viên và mạnh thường quân đóng góp.

Đến nay, Quảng Trị đang cách ly 3.000 người tại 31 điểm cách ly ở 9 huyện, thị xã, thành phố.

Let's block ads! (Why?)

Số vụ ly hôn tăng vọt sau đại dịch

Trung QuốcTiền quá ít, thời gian chạm mặt nhau quá nhiều, việc nhà không phân chia công bằng... trong thời kỳ cách ly đã đẩy nhiều cuộc hôn nhân xuống "vực thẳm".

Đó cũng là câu chuyện của gia đình cô Wu, 30 tuổi, ở Quảng Đông sau gần hai tháng sống cách ly trong nhà cùng người bạn đời không có việc làm. Họ đã cãi nhau liên tục.

Cô Wu liệt kê ra một danh sách những vấn đề của cuộc hôn nhân. Ngoài chuyện tài chính và việc nhà, điều khiến cô khó chịu nhất là thói quen cho con chơi đến khuya của chồng. "Anh ta là người gây ra những rắc rối trong nhà", cô nói, "Tôi không chịu đựng được nữa. Chúng tôi đã đồng ý ly hôn, và việc tiếp theo là đi tìm luật sư".

Ngay khi các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, lượng đơn xin ly hôn tăng vọt ở Trung Quốc. Ảnh: Global Times.

Ngay khi các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, lượng đơn xin ly hôn tăng vọt ở Trung Quốc. Ảnh: Global Times.

Mặc dù Trung Quốc chỉ công bố số liệu thống kê trên toàn quốc về ly hôn theo định kỳ thường niên, các báo cáo từ nhiều thành phố khác nhau cho thấy sự bất ổn gia tăng mạnh nhất vào tháng 3, khi các ông chồng và bà vợ bị "nhốt" ở nhà trong nhiều tuần, nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Các vụ bạo lực gia đình cũng tăng lên theo cấp số nhân. Xu hướng này có thể là một cảnh báo đáng ngại cho các cặp vợ chồng ở những đất nước khác đang trong giai đoạn đầu của việc bị cô lập ở nhà. Nếu sự xa cách làm cho trái tim nảy nở xúc cảm yêu đương, thì ngược lại, việc ở gần nhau quá nhiều thời gian, trong một không gian khép kín, có thể gây ra những cảm xúc tiêu cực.

Thành phố Tây An và tỉnh Tứ Xuyên đều báo cáo số lượng hồ sơ ly hôn cao kỷ lục vào đầu tháng 3, thậm chí dẫn đến sự ùn ứ tại các tòa án. Khoảng một tuần nay, ở Hồ Nam, nhân viên tiếp nhận hồ sơ ly hôn thậm chí không còn thời gian để uống nước, vì rất nhiều cặp vợ chồng xếp hàng để nộp đơn. Lượng hồ sơ tiếp nhận mỗi ngày liên tục bị phá kỷ lục.

"Các vấn đề tầm thường trong cuộc sống đã dẫn đến sự leo thang của các cuộc xung đột. Việc giao tiếp kém cũng là nguyên nhân khiến mọi người thất vọng về hôn nhân và đưa ra quyết định ly hôn", ông Yi Xiaoyan - giám đốc trung tâm đăng ký kết hôn của thành phố Mịch La, chia sẻ.

Luật sư chuyên các vụ ly hôn ở Thượng Hải, Steve Li tại hãng luật Gentle & Trust cho biết số ca ly hôn anh xử lý đã tăng 25% kể từ khi lệnh phong tỏa của thành phố được nới lỏng hơn vào giữa tháng 3. Ngoại tình từng là lý do số 1 khiến khách hàng tìm đến anh. Nhưng giờ đây thì không phải vậy. Giống như Giáng sinh ở phương Tây, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở Trung Quốc có thể gây ra căng thẳng trong các liên kết gia đình. Thế nên, khi virus bắt đầu tấn công vào cuối tháng 1, nhiều cặp vợ chồng đã phải chịu đựng hai tháng "mắc kẹt" trong cùng một mái nhà, đôi khi là cả một gia đình lớn. Đối với một số người, điều đó là quá sức.

"Càng có nhiều thời gian ở bên nhau, họ càng ghét nhau hơn", Li nói về một số trường hợp anh đang xử lý. "Con người đều cần không gian riêng, không chỉ là các cặp vợ chồng".

Tỷ lệ ly hôn của Trung Quốc đã tăng lên đều từ năm 2003, khi luật pháp được tự do hóa. Theo thống kê của Bộ Nội vụ, hơn 1,3 triệu cặp vợ chồng đã ly hôn vào năm đó, con số này tăng dần trong 15 năm, đạt đỉnh 4,5 triệu cặp vào năm 2018. Năm 2019, 4,15 triệu cặp vợ chồng Trung Quốc ly hôn.

Các quan chức Trung Quốc từng hy vọng rằng các cặp vợ chồng kết hôn sẽ giúp tăng số lượng trẻ em, nhằm giúp bù đắp tỷ lệ sinh đang ở mức thấp kỷ lục kể từ năm 1949.

"Giờ đây bạn ở nhà trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, chính sách sinh con thứ hai được nới lỏng, nên việc sinh con thứ hai cũng là góp phần đóng góp cho đất nước", đây là biểu ngữ do văn phòng kế hoạch hóa gia đình treo tại Lạc Dương, Hà Nam. Nhưng có vẻ mọi thứ đi theo chiều ngược lại.

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc tràn ngập các báo cáo về xung đột vợ chồng. Trang Sixth Tone trụ sở Thượng Hải đưa tin rằng cảnh sát một quận dọc theo sông Dương Tử, trung tâm Hồ Bắc, nơi xảy ra đại dịch ở Vũ Hán, đã nhận 162 báo cáo về bạo lực gia đình trong tháng 2, tức là gấp ba lần so với số báo cáo ở cùng thời điểm này trong năm 2019.

Feng Yuan, người đồng sáng lập Equality, một tổ chức phi chính phủ ở Bắc Kinh tập trung vào bạo lực giới nói rằng đã có sự gia tăng các yêu cầu giúp đỡ tới tổ chức của cô. Người này nhận định trong email: "Lệnh phong tỏa đã làm bộc lộ xu hướng bạo lực vốn đã tồn tại trước đó nhưng chưa thể hiện. Việc bị buộc ở nhà cũng khiến việc tìm kiếm sự giúp đỡ trở nên khó khăn hơn. Cảnh sát bận rộn với việc thực thi kiểm dịch đến nỗi đôi khi không thể đáp ứng các cuộc gọi khẩn cấp từ các nạn nhân, những phụ nữ bị hành hung mà không thể ra khỏi nhà, trong khi tòa án, nơi ban hành các lệnh bảo vệ, lại đóng cửa".

Ngay cả khi dịch bệnh giảm đi, cuộc sống có thể trở lại với trạng thái tương đối bình thường, các căng thẳng tâm lý và kinh tế dự kiến sẽ còn tồn tại trong nhiều tháng. Một nghiên cứu về người dân Hong Kong sau đại dịch SARS 2002-2003 cho thấy, một năm sau khi dịch bệnh bùng phát, những người sống sót sau đó vẫn có mức độ căng thẳng, lo âu cao. Tỷ lệ ly hôn của Hong Kong năm 2004 cao hơn 21% so với năm 2002.

Hiện tượng số vụ ly hôn tăng vọt sau đại dịch khiến các chuyên gia đặt câu hỏi: Phải chăng nguyên nhân là vì Covid-19?. Ảnh: AP.

Hiện tượng số vụ ly hôn tăng vọt sau đại dịch khiến các chuyên gia đặt câu hỏi: Phải chăng nguyên nhân là vì Covid-19?. Ảnh: AP.

Ở Trung Quốc, phụ nữ thường là người chủ động đòi ly hôn, với con số là 74% năm 2016-2017, theo đánh giá của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Tuy nhiên, phụ nữ lại là đối tượng thiệt thòi hơn khi phân xử chia tài sản. Theo thông lệ, đàn ông trẻ tuổi độc thân ở các vùng thành thị Trung Quốc khi mua nhà thường nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ. Việc làm này là cách chứng minh với bạn đời tương lai rằng họ có sự ổn định về tài chính. Khi ly hôn, người chồng do đó có quyền đối với tài sản trước hôn nhân của mình, ngay cả khi người vợ đã giúp trả một phần nợ ngân hàng. Như trường hợp cô Wu ở trên, may mắn rằng bố mẹ cô đã mua nhà, mua xe cho vợ chồng cô, thế nên cô không rơi vào cảnh bị thiệt thòi khi phân chia tài sản.

Trong phiên họp vào cuối năm nay, Đại hội đồng Nhân dân Trung Quốc sẽ xem xét đề xuất giai đoạn "hàn gắn" kéo dài 30 ngày cho các cặp đôi đệ đơn xin ly hôn, và trong thời gian đó, một trong hai bên có thể rút đơn. Còn hiện tại, thẩm phán xét xử các đơn ly dị sẽ yêu cầu các lý do nghiêm trọng như ngoại tình, bỏ rơi... để có thể chấp thuận ly dị, hoặc có thể từ chối với các cặp còn quá trẻ, quá nóng vội. Tuy nhiên nếu các cặp nộp tái nộp đơn sau sáu tháng, thẩm phán sẽ coi rằng đây là sự khác biệt không thể hòa giải.

Người trẻ ngày nay có nhiều khả năng ly hôn hơn cha mẹ họ. "Giờ đây, một phía chỉ cần nói: "Tôi không thích anh nữa", thì ngay ngày hôm sau, phía kia có thể đệ đơn ly hôn", Li nói. Yang Shenli, một luật sư tại công ty luật Dingda ở Thượng Hải cho hay bốn trường hợp nộp đơn ly hôn trong giai đoạn lệnh phong tỏa diễn ra đến nay, đều sinh sau năm 1985, hai cặp trong số đó đều quyết định chia tay vì "giai đoạn cách ly khiến mâu thuẫn tăng cao".

Thùy Linh (Theo Bloomberg)

Let's block ads! (Why?)

Thủ môn Aston Villa kể chuyện nhiễm Covid-19

Anh“Chỉ 25 phút, tôi cạn oxy. Đó là khoảnh khắc tồi tệ nhất cuộc đời”, thủ môn Pepe Reina của Aston Villa kể lại những ngày nhiễm Covid-19 của mình.

Pepe Reina, người đang thi đấu cho câu lạc bộ Aston Villa của giải Ngoại hạng Anh dưới dạng cho mượn từ AC Milan (Italy) đang dần hồi phục sau khi nhiễm Covid-19 với những trải nghiệm mà anh cho là "tồi tệ nhất trong cuộc đời".

Thủ môn Pepe Reina của Aston Villa nói: Khoảnh khắc khó khăn nhất là khi tôi không còn thở được nữa. Ảnh: AMA.

Thủ môn Pepe Reina của Aston Villa nói: 'Khoảnh khắc khó khăn nhất là khi tôi không còn thở được nữa". Ảnh: AMA.

Chia sẻ với tờ Corriere dello Sport hôm 30/3, thủ thành 37 tuổi cho biết, anh bắt đầu cảm thấy không khỏe gần hai tuần trước. "Tôi đã rất mệt mỏi sau khi trải qua những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Sốt, ho khan và đau đầu tưởng như bất tận. Cảm giác mệt mỏi liên tục", Reina nói, "Thời khắc khó khăn nhất là khi tôi không thở được nữa. Chỉ 25 phút tôi cạn oxy. Đó là những khoảnh khắc tồi tệ nhất của cuộc đời", .

"Nỗi sợ hãi đỉnh điểm là khi hiểu rằng tôi đã hết oxy. Những phút kinh hoàng bất tận như thể đột nhiên cổ họng tôi khép lại", anh kể và cho biết các triệu chứng này kéo dài khoảng 6-8 ngày. 

Tuần trước, khi thông báo việc mình đã nhiễm Covid-19, Pepe Reina nói: "Chúng tôi là những người rất được ưu ái. Chúng tôi có một ngôi nhà rộng với một khu vườn lớn. Tôi nghĩ về những người có hai con sống trong một căn hộ 70 mét vuông. Đối với tôi, họ mới là những người mạnh mẽ". 

Giải Ngoại hạng Anh đã bị hoãn từ ngày 13/3. Reina cho rằng thật "điên rồ" khi ban tổ chức đã không cho ngừng các trận đấu sớm hơn.

Trong những ngày cách ly ở nhà, thủ thành cho biết anh không nhớ công ty vì ở nhà có vợ và các con. "Sự cô đơn không thể xâm nhập vào căn nhà của tôi", anh cho biết.

Ánh Dương (Theo The Guardian)

Let's block ads! (Why?)

Đường sắt khai thác một đôi tàu Bắc Nam

Hôm nay 1/4, ngành đường sắt chỉ chạy đôi tàu khách SE3/SE4, giảm một đôi so với hôm trước do toàn xã hội đang cách ly để phòng chống Covid-19. 

Tàu SE3 sẽ khởi hành tại ga Hà Nội lúc 19h25, đến ga Sài Gòn lúc 4h38 sau hơn 30 tiếng. Chiều ngược lại, tàu SE4 xuất phát ga Sài Gòn lúc 20h30, đến ga Hà Nội lúc 5h53. Hành khách đi tàu từ nay đến 15/4 bị ảnh hưởng do việc ngừng chạy tàu sẽ được đổi hoặc trả vé không mất phí tại các ga hoặc đại lý bán vé.

Trước đó ngày 30/3, ngành đường sắt đã dừng chạy 2 đôi tàu Bắc Nam là SE1/SE2, SE7/SE8 và toàn bộ tàu khách địa phương theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, trên tuyến còn lại hai đôi tàu Bắc Nam.

Hôm qua, Bộ trưởng Giao thông Vận tải tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải đường sắt chỉ khai thác một đôi tàu trên tuyến Bắc Nam, không hạn chế khai thác với tàu hàng. Yêu cầu này do tình hình dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, cả nước bắt đầu cách ly toàn xã hội.

Hành khách đều được yêu cầu đeo khẩu trang, khai báo y tế khi lên tàu. Ảnh: Anh Duy. 

Hành khách đều được yêu cầu đeo khẩu trang, khai báo y tế khi lên tàu trong mùa Covid-19. Ảnh: Anh Duy. 

Như vậy, từ hôm nay toàn mạng lưới đường sắt chỉ còn một đôi tàu khách Bắc Nam và không còn tàu trên các tuyến địa phươg.

Cũng từ hôm nay, các hãng hàng không trong nước chỉ khai thác 3 đường bay Hà Nội - TP HCM, Hà Nội - Đà Nẵng và TP HCM - Đà Nẵng. Đường bay Hà Nội - TP HCM và ngược lại có 2 chuyến bay mỗi ngày. Ngày lẻ do Bamboo Airways và Jetstar Pacific khai thác. Ngày chẵn do Vietnam Airlines và Vietjet Air đảm nhận.

Đường bay Hà Nội - Đà Nẵng và TP HCM - Đà Nẵng do Vietnam Airlines và Vietjet Air khai thác đan xen ngày chẵn lẻ.

Hành khách đi máy bay được đo thân nhiệt, kiểm tra khai báo tình trạng sức khỏe trước khi lên máy bay, ngồi giãn cách. Hành khách cũng phải đeo khẩu trang suốt chuyến bay và không được lên máy bay nếu có dấu hiệu nghi nhiễm Covid-19.

Hôm nay bắt đầu 15 ngày cách ly toàn xã hội để phòng chống Covid-19. Người dân được yêu cầu ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu và các trường hợp khẩn cấp khác. Mọi người giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Việt Nam đã ghi nhận có 212 ca nhiễm nCoV, trong đó 58 người đã khỏi.

Let's block ads! (Why?)

Ronaldo Brazil từ chối xét nghiệm nCoV

Ronaldo Nazario - chủ tịch Real Valladolid - từ chối xét nghiệm nCoV cho toàn đội, để dành cơ hội cho những người khác cần hơn.

"Valladolid từ chối xét nghiệm, vì không cần thiết", Ronaldo nói. "Còn nhiều người cần xét nghiệm hơn chúng tôi. Valladolid sẽ tìm kiếm những giải pháp tối ưu giữa đại dịch".

Ronaldo từ chối để cầu thủ Valladolid xét nghiệm. Ảnh: Marca.

Ronaldo từ chối để cầu thủ Valladolid xét nghiệm. Ảnh: Marca.

Ronaldo là danh thủ Brazil, với biệt danh "Người ngoài hành tinh". Ông thâu tóm 51% cổ phần Valladolid vào tháng 9/2018. Ở mùa giải đầu tiên, ông giúp CLB chủ sân Jose Zorrilla đứng thứ 16 La Liga. Mùa này, họ đứng thứ 15 sau 27 vòng.

Các đội bóng La Liga đều bị ảnh hưởng bởi Covid-19 mùa này, dẫn tới nguy cơ khủng hoảng tài chính. Về vấn đề này, Ronaldo nói: "Trách nhiệm của tôi là đảm bảo tài chính đội bóng. Chúng tôi muốn tiếp tục thi đấu, và trụ hạng. Nhưng để thi đấu, chúng ta cần đảm bảo an toàn cho cầu thủ và khán giả. Tôi vẫn đang chờ phương án của chính phủ Tây Ban Nha. Khi đại dịch lắng xuống, mọi thứ mới rõ ràng".

Đồng đội cũ của Ronaldo ở đội tuyển Brazil - Ronaldinho - cũng đang gặp vấn đề, nhưng nằm ở pháp lý. Ronaldinho đang bị giam giữ tại Paraguay vì dùng hộ chiếu giả. "Tôi không hiểu sao Ronaldinho lại rơi vào hoàn cảnh đó. Thật đáng tiếc. Một người nổi tiếng như cậu ấy không nên dính vào sự việc này. Tôi hy vọng vấn đề chỉ là hiểu lầm", Ronaldo nói. 

Hoàng An (theo MD)

Let's block ads! (Why?)

Conte làm việc cật lực

ItalyHLV Antonio Conte xem lại các trận đấu của Inter lẫn nhiều đội bóng khác, để tìm cách cải thiện triết lý huấn luyện giữa đại dịch.

Theo Gazzetta dello Sport, Conte xem mọi trận đấu, rồi phân tích sâu điểm mạnh, yếu của đội bóng. Ông còn nghiên cứu các trận ở Bundesliga và Ngoại hạng Anh, để đúc kết những ý tưởng chiến thuật. HLV người Italy tin rằng Inter có thể tiến bộ hơn nữa, cả về cá nhân lẫn tập thể.

Conte đang hiểu Inter hơn. Ảnh: Reuters.

Conte đang hiểu Inter hơn. Ảnh: Reuters.

Trước đây Conte luôn tự tin với triết lý huấn luyện của bản thân, nhưng ông đang muốn đổi mới. Khi Italy đang rộ lên phong trào #iorestoacasa (hãy ở nhà), Conte dành nhiều thời gian ngồi trước máy tính, nghiên cứu băng hình và dữ liệu. Ông cho rằng đã đến lúc phải thay đổi để Inter hướng tới các danh hiệu.

Conte chỉ phân tích một giai đoạn của trận đấu. Chẳng hạn như trận Inter - Atalanta hôm 11/1, Conte tập trung vào 15 phút cuối trận. Đó là lúc Inter đánh mất thế trận, và bị gỡ hoà 1-1. Ông còn nghiên cứu dữ liệu thể lực cầu thủ trong các trận đấu. Chẳng hạn tiền vệ Christian Eriksen chỉ đá chính được hai trong 10 trận gần nhất.

Từ những thông tin đó, chiến lược gia 50 tuổi sẽ yêu cầu ban lãnh đạo chiêu mộ tân binh trong hè 2020, nếu cần thiết. Gazzetta dello Sport khẳng định Conte đã hiểu Inter hơn nhiều so với khi bắt đầu dẫn dắt đội hè 2019.

Hoàng An (theo GdS)

Let's block ads! (Why?)

Juventus tính kế bán Ronaldo

Báo Italy Il Messaggero đưa tin Juventus có thể phải bán Cristiano Ronaldo vì Covid-19.

Nhà ĐKVĐ Serie A được cho là đang tính kế duy trì CLB trong bối cảnh khủng hoảng tài chính. Những cầu thủ lương cao như Ronaldo sẽ là mục tiêu xem xét cắt giảm.

Theo Il Messaggero, trong ba kịch bản mà Juventus phác ra, kịch bản đầu tiên có thể xảy ra là Juventus bán Ronaldo với giá khoảng 80 triệu USD. PSG được cho là đối tác lý tưởng, vì CLB Pháp không thiếu tiền và sẽ cần người thay thế Neymar - siêu sao muốn trở lại Barca.

Như mọi lĩnh vực khác, bóng đá đang điêu đứng vì Covid-19. Ảnh: Reuters.

Như mọi lĩnh vực khác, bóng đá đang điêu đứng vì Covid-19. Ảnh: Reuters.

Trong hai kịch bản còn lại, Juventus sẽ phải cắn răng đáp ứng hai năm còn lại trong hợp đồng và đề nghị gia hạn một năm. Ronaldo cũng có thể chịu giảm lương hơn nữa trong hai kịch bản này.

Do tác động tiêu cực của đại dịch, theo Corriere dello Sports (Italy), Ronaldo đã đồng ý 11,4 triệu trong mức lương 34,2 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, khi thiệt hại kinh tế kéo dài, Juventus khó lòng đáp ứng thêm.

Theo cơ quan nghiên cứu bóng đá CIES, nếu năm giải VĐQG hàng đầu châu Âu -  gồm Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Bundesliga, Ligue 1 - không thể thi đấu trở lại, các CLB sẽ thiệt hại khoảng 10 tỷ USD. Diễn biến xấu thậm chí có thể kéo dài sang những năm tiếp theo.

Tiền đạo người Bồ Đào Nha đã 35 tuổi, nhưng vẫn là một trong những chân sút hàng đầu thế giới. Từ đầu mùa 2019-2020, anh ghi được 25 bàn cho Juventus. Nhà đương kim vô địch Serie A cũng đang dẫn đầu giải sau 26 trận, với một điểm nhiều hơn Lazio.

Thanh Quý (theo Il Messaggero)

Let's block ads! (Why?)

Cuộc sống quanh những căn phòng vài m2 mùa dịch

083.888.0123 - 082.233.3555

Chia sẻ bài viết qua email

Tải ứng dụng
QRCode
  • Đường dây nóng
  • Liên hệ tòa soạn
  • 083.888.0123 - 082.233.3555

Let's block ads! (Why?)